12402 lượt xem

Kể chuyện 3 nước thời Tam Quốc – những điều chưa kể

kể chuyện 3 nước thời tam quốc

Tam Quốc diễn nghĩa 1 trong 4 đại tác danh nổi tiếng của Trung Quốc.  Tam Quốc Diễn Nghĩa là bộ tiểu thuyết chương hồi đầu tiên trong lịch sử Văn Học Trung Quốc. Cuốn tiểu thuyết chủ yếu miêu tả những biến loạn, chiến tranh ngoại giao, chính trị, quân sự  giữa 3 nước thời Tam quốc là Ngô , Thục và Ngụy. Có những cuộc tranh chấp công khai những cũng có những cuộc tranh chấp ngầm. Lột tả xã hội đen tối lúc bấy giờ đông thời phản ánh sự thống khổ của quần chúng nhân dân trong chiến loạn. Từ đó bày tỏ nguyện vọng hòa bình, thống nhất, ấm no, hạnh phúc của nhân dân thời Tam Quốc.

Hôm nay mình sẽ kể chuyện 3 nước thời Tam Quốc – những điều chưa kể để hiểu thêm về thời kỳ này nhé!

1.Nước Thục thời Tam Quốc

kể chuyện 3 nước thời tam quốc

Thục Hán – 1 trong 3 nước thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Hoa, thuộc vùng Tây Nam Trung Quốc. Kinh đô của nước Thục là Thành Đô.  Khi triều đại nhà Hán suy yếu, Lưu Bị , một người thuộc dòng dõi hoàng tộc nhà Hán, đã tập hợp được nhiều tướng tài, cùng với sự giúp đỡ của Gia Cát Lượng , đã chiếm được Kinh Châu rồi sau đó là vùng Ba Thục và Hán Trung. Với những vùng đất này, Lưu Bị đã có vị thế khá vững chắc ở Trung Quốc lúc bấy giờ.

Vào năm 219, Lã Mông , một tướng kiệt xuất của Đông Ngô, đã tấn công và chiếm được Kinh Châu cho Tôn Quyền. Không những vậy, Quan Vũ, em kết nghĩa của Lưu Bị và là dũng tướng của nước Thục, bị bắt và chém đầu. Sau khi Tào Phi truất ngôi Hán Hiến Đế năm 220, Lưu Bị đã xưng đế và lập nên nước Thục-Hán.

kể chuyện về 3 nước thời tam quốc

Năm 222, Lưu Bị dẫn 70 vạn quân, tấn công Đông Ngô để lấy lại Kinh Châu và trả thù cho Quan Vũ. Tuy nhiên, do sai lầm chiến thuật nghiêm trọng, 40 trại của quân Thục bị Lục Tốn đốt cháy và gần như toàn bộ số quân bị tiêu diệt. Đây chính là trận Di Lăng nổi tiếng trong lịch sử Tam Quốc. Lưu Bị thất trận, phải chạy về thành Bạch Đế và một năm sau ông mất ở đó. Kế tục ông là Hậu chủ Lưu Thiện.

Tể tướng nước Thục là Gia Cát Lượng, thay vì tấn công trả thù đã giảng hoà với Đông Ngô. Ông quyết định rằng Tào Nguỵ mới là đối thủ chính, nên đã thực hiện nhiều đợt tấn công lên phía bắc nhưng đều thất bại. Cuối cùng, vào năm 234, Gia Cát Lượng qua đời trong đợt tấn công lần thứ 6 vào nước Nguỵ. Người kế tục ông, Khương Duy cũng đã thực hiện 9 chiến dịch lên phía bắc, nhưng lần nào cũng không thành công. Những đợt tấn công liên tiếp của Gia Cát Lượng và Khương Duy khiến cho tài nguyên và quân đội nước Thục, vốn đã ít nhất trong 3 nước, ngày càng suy mòn và yếu dần. Hơn nữa, Hậu chủ Lưu Thiện không quan tâm cải thiện đất nước, mà chỉ nghe lời phiểm nịnh của hoạn quan Hoàng Hạo, ăn chơi sa đoạ, giết hại nhiều công thần, khiễn chính quyền nước Thục ngày càng mục nát.

kể chuyện 3 nước thời tam quốc

Vào năm 263, Tư Mã Chiêu đã cho 3 đạo quân tấn công vào nước Thục. Với chiến thuật tuyệt vời của 2 tướng Đặng Ngải và Chung Hội, quân đội nước Nguỵ nhanh chóng chiếm được Hán Trung và thẳng tiến đến Thành Đô. Hậu chủ Lưu Thiện lập tức đầu hàng. Nước Thục mất từ đó.

Sau đó, Khương Duy vẫn hi vọng khôi phục Thục Hán, bằng cách xúi giục Chung Hội nổi dậy chống lại Đặng Ngải và nước Nguỵ. Tuy nhiên kế hoạch thất bại và cả 3 tướng đều bị giết. Hậu chủ Lưu Thiện được đưa đến thủ đô của nước Nguỵ là Lạc Dương và được phong làm An Lạc công, sống cuộc đời còn lại một cách thanh bình.

2.Nước Ngô thời Tam quốc

Đông Ngô được hình thành vào cuối đời nhà Hán Người đặt nền móng đầu tiên cho nhà Đông Ngô là Tôn Kiên.

Sau khi Tào Phi cướp ngôi nhà Hán, xưng đế ở Lạc Dương lập ra nhà Nguỵ (220), Lưu Bị xưng đế ở Tứ Xuyên để kế tục nhà Hán và Tôn Quyền (con Tôn Kiên) cũng xưng đế tại Kiến Nghiệp (thuộc Nam Kinh ngày nay) vào năm 229.

kể chuyện 3 nước thời tam quốc

Phần lớn miền bắc hoàn toàn thuộc nhà Ngụy, trong khi đó Thục chiếm miền tây nam và Ngô chiếm miền trung tâm phía nam và phía đông. Biên giới phía ngoài của ba quốc gia này bị giới hạn bởi ảnh hưởng của nền văn minh Trung Hoa. Ví dụ, kiểm soát về chính trị của nhà Thục trên biên giới phía nam của mình bị giới hạn bởi các bộ lạc người Thái trong tỉnh Vân Nam và Myanma ngày nay, nhà Đông Ngô mặc dù đã kiểm soát miền bắc Việt Nam nhưng cũng bị giới hạn bởi vương quốc của người Champa ở phía cực nam.

Thời gian cai trị kéo dài của Đại Đế Tôn Quyền (229-252) là khoảng thời gian cường thịnh nhất của quốc gia này. Việc di dân từ phía bắc và “bình định” các bộ lạc thiểu số Man Di đã làm tăng nhân lực cho nông nghiệp, đặc biệt là ở hạ lưu sông Dương Tử. Tôn Quyền đem quân tiến về hướng Đông Nam, thúc đẩy việc mở mang một dải đất khu vực này và thực hiện dung hợp dân tộc. Nhà Ngô đã khai phá vùng Bình nguyên Thái Hồ ở Tam Ngô (Ngô Quận, Ngô Hưng, Cối Kê) và khu vực vịnh Hàng Châu tiếp giáp với Kiến Nghiệp thuộc quận Đan Dương đã tiếp giáp với những điểm khai phá mới tại Bình nguyên Giang Hán thuộc các quận Giang Hạ, Nam Quận.

Các điểm khai phá thuộc quận Dự Chương và khu vực hồ Thẩm Dương và sông Cán Thủy đã nối liền những điểm khai phá mới vùng Động Đình hồ và lưu vực các sông Tương, Nguyên nằm tại quận Trường Sa, Hành Dương, Tương Đông, Linh Lăng, Thiệu Lăng; thậm chí vùng hẻo lánh tại Lĩnh nam là Phiên Ngung cũng được nối liền nhau, nhất là các địa phương Tam Ngô (Đông Ngô nay là Tô Châu, Trung Ngô nay là Nhuận Châu, Tây Ngô nay là Hồ Châu thuộc Giang Tô), Đan Dương, khu khai phá kinh tế được mở rộng chưa từng có.

kể chuyện 3 nước thời tam quốc
Các khu vực đồn điền nông nghiệp được hình thành dưới sự giám sát của các võ quan (Điển nông Hiệu úy) tại vùng Thương Châu (nam Giang Tô), Hoãn Thành (Tiềm Giang, An Huy). Đồn điền quân sự tại Đông Ngô có 14 khu chủ yếu là những vùng giáp ranh với Ngụy. Dân số nước Ngô phân bố tại các châu. Năm 238 Tôn Quyền chuyển kinh đô từ Vũ Xương (Kinh Châu, Hồ Bắc) về Mạt Lăng (Dương Châu, Giang Tô) và đổi tên là Kiến Nghiệp, cho đắp thành Thạch Đầu. Vận tải đường sông phát triển, với sự ra đời của các kênh Chiết Đông và Giang Nam.
Thương mại với Thục phát triển, với một sự lưu thông lớn của bông từ Thục và sự phát triển của đồ tráng men và công nghệ 


Tôn Quyền hết sức phát triển xuống dải đất Đông Nam. Phạm vi cai trị của nhà Ngô mở rộng xuống phía nam, với việc thành lập đơn vị hành chính Quảng châu (Quảng có nghĩa là mở rộng, là tỉnh Quảng đông ngày nay) năm 226.Để mở mang miền ven biển năm 230, Tôn Quyền phái đội thuyền 10 nghìn người, do Tướng quân Vệ Ôn và Gia Cát Trực suất lĩnh ra biển, đến Di Châu (nay là Đài Loan). Đạo quân này cũng thực hiện những chuyến hải hành đến Quần đảo Lưu Cầu và Nhật Bản với mục đích thương mại và gia tăng ảnh hưởng quân sự.

Nhằm tăng cường giao thương với bên ngoài, nhà Ngô mở rộng hoạt động thương mại trên biển. Các sứ thần nhà Ngô là Tuyên hóa Tùng sự Chu Ứng và Trung lang Khang Thái được cử đến các nước Champa (miền Trung Việt Nam), Phù Nam (Campuchia và Đồng bằng châu thổ Mekong), các quốc gia trên Bán đảo Mã Lai, Nam Dương, Ấn Độ và Trung Cận Đông vào thời gian khoảng nằm giữa các năm 245 và 250. Sau khi đi sứ về, Khang Thái có viết quyển Phù Nam thổ tục còn gọi là Phù Nam truyện.
Sau cái chết của Tôn Quyền năm 252, không có người kế tục xứng đáng, nhà Ngô bắt đầu đi xuống. Trong nước, quyền thần đánh nhau lục đục khiến nội bộ thêm suy yếu. Những cuộc áp chế thành công do Tư Mã Sư và Tư Mã Chiêu tiến hành trước các cuộc nổi loạn ở khu vực Hoài Nam (lãnh thổ Nguỵ) đã làm giảm ảnh hưởng của nhà Ngô.

Sau khi Cảnh đế Tôn Hưu chết, Tôn Hạo lên thay lại là người tàn bạo độc ác khiến nhân tâm thêm chia lìa. Năm 269 Dương Hựu, tướng nhà Tấn (nhà Tấn được Tư Mã Viêm thành lập sau khi tiêu diệt nhà Ngụy và Thục), bắt đầu chuẩn bị xâm chiếm nước Ngô bằng việc xây dựng hạm đội và huấn luyện thủy quân tại Tứ Xuyên dưới quyền Vương Tuấn. Bốn năm sau, Lục Kháng, vị tướng giỏi cuối cùng của nhà Ngô chết, nước Ngô không còn tướng tài. Kế hoạch xâm chiếm của nhà Tấn cuối cùng đã diễn ra vào mùa đông năm 279.

Tư Mã Viêm ra lệnh tấn công bằng 5 cánh quân đồng thời dọc theo sông Dương Tử từ Kiến Khang tới Giang Lăng trong khi hạm đội từ Tứ Xuyên xuôi dòng tới Kinh Châu dưới sự chỉ huy của các tướng Đỗ Dự, Vương Tuấn. Trước các cuộc tấn công mãnh liệt của quân Tấn, lực lượng nhà Ngô tan rã và Kiến Khang mất vào tháng 3 năm 280, Tôn Hạo đầu hàng nhà Tấn, kết thúc nhà Đông Ngô (229-280).

3. Nước Ngụy thời Tam quốc

Kinh đô của Tào Ngụy ở Lạc Dương do Tào Tháo xây dựng nền móng còn Tào Phi – con trai Tào Tháo mới chính là người thiếp lập lên Tào Ngụy và cũng là vị hoàng đế đầu tiên của nước Ngụy. Vào thời điểm nhà Hán suy yếu, khu vực Bắc Trung Quốc thuộc quyền kiếm soát của Tào Tháo. Vào năm 213, ông được phong làm “Ngụy Công” và được trao quyền sở hữu 10 quận làm nước riêng. Khu vực nay được đặt tên là “Ngụy”. Năm 216, ông được phong làm “Ngụy Vương”.

Năm 220, Tào Tháo qua đời, con trưởng là Tào Phi kế ngôi “Ngụy Vương”. Cũng trong năm này, Tào Phi cướp ngôi của Hán Hiến Đế và tự xưng là Hoàng đế, lập nên nước Ngụy. Gần như ngay sau đó, Lưu Bị lên ngôi Hoàng đế nước Thục Hán, và Tôn Quyền làm điều tương tự vào năm 222.

Tào Ngụy ít chiến tranh với Đông Ngô như với Thục Hán. Từ khi 3 quốc gia chính thức xưng hiệu, trong vòng hơn 40 năm, Tào Ngụy và Thục Hán đánh nhau 15 lần, 6 lần thời Gia Cát Lượng làm thừa tướng ở Thục (Lục xuất Kỳ Sơn) và 9 lần khi Khương Duy cầm quyền chỉ huy quân sự tại nước này (Cửu phạt trung nguyên).


Nước Ngụy tiêu diệt nước Thục vào năm 263. Tuy nhiên, thực quyền trong triều đình Tào Ngụy đã rơi vào tay họ Tư Mã sau khi Ngụy Minh Đế Tào Tuấn mất (239). Tư Mã Ý diệt quan phụ chính trong tông thất nhà Ngụy là Tào Sảng và nắm trọn quyền hành. Sau khi Ý chết, con là Tư Mã Sư lên thay, phế truất Tào Phương, lập Tào Mao làm vua (254). Năm 260, em Tư Mã Sư là Tư Mã Chiêu giết Mao lập Tào Hoán. Tháng chạp năm 265, con Tư Mã Chiêu là Tư Mã Viêm cướp ngôi Hoàng đế của Tào Hoán, lập nên nhà Tấn. Tào Ngụy bị xóa sổ từ đó.

Câu chuyện về 3 nước thời Tam quốc với rất nhiều tình tiết ly kỳ , hấp dẫn cũng như để lại nhiều tên tuổi lưu truyền về sau. Như Tào Tháo, Lưu Bị, Gia Cát Lượng…

Hy vọng qua câu chuyện về 3 nước thời Tam quốc đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hay nhé!

Xem thêm:

    ĐĂNG KÝ HỌC TẠI ĐÂY

    Thẻ tìm kiếm:
    BẠN MUỐN ĐĂNG KÍ KHÓA HỌC NÀO ?

    Trung tâm tiếng Trung THANHMAIHSK tự hào là trung tâm có số lượng học viên đông và chất lượng nhất. Giảng viên trình độ trên đại học, giáo trình chuyên biệt, cơ sở vật chất hiện đại và vị trí phủ khắp HN , HCM với 10 cơ sở.

      Chọn cơ sở gần bạn nhất?

      Bạn đang quan tâm đến khóa học nào?


      Họ tên (Bắt buộc)

      Số điện thoại (Bắt buộc)


      X
      ĐĂNG KÍ KHÓA HỌC