Khổng Tử có rát nhiều cách dạy học cũng như phương pháp học cũng như cách học và thái độ trong học tập hay đáng để người đời sau áp dụng. Cùng học theo tư tưởng dạy học qua tư tưởng dạy học của Khổng Tử nhé!
10 tư tưởng dạy học của Khổng Tử đáng suy ngẫm
- 有教无数 /yǒu jià wú shù/: Hữu giáo vô loại
Đây là chủ trương dạy học của Khổng Tử. Trong quan niệm của ông không có sự phân biệt giàu nghèo, cấp bậc có những người 1 lòng theo học ông đều chào đón. Đây cũng chính là ý nghĩa của câu 有教无数.
- 我非生而知之者 /wǒ fēi shēng ér zhī zhī zhě/: Ngã phi sinh nhi tri chi giả
Đây là câu nói của Khổng Tử nói với học trò của mình. Đến bản thân Không Tử khi mới sinh ra cái gì cũng không biết. Trải qua quá trình học tập rèn luyện mới có được mọi thứ. Không phải ai sinh ra cũng đều biết hết mọi thứ.
- 知之为知之,不知为不知,是知也 /zhī zhī wéi zhī zhī , bù zhī wéi bù zhī , shì zhī yě/: Tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri, thị tri dã
Cây này rất hay các bạn nhé! Biết thì nói là biết, không biết thì nói không biết không cần phải không biết mà giả biết, biết mà giả không biết.
- 敏而好学,不耻下问 /mǐn ér hào xué , bù chǐ xià wèn/: Mẫn nhi hiếu học, bất sỉ hạ vấn
Câu này dùng để chỉ những người có tư chất thông minh và ham học hỏi không ngần ngại nhờ người khác chỉ bảo.
- 三人行,必有我师 /sān rén xíng, bì yǒu wǒ shī/: Tam nhân hành, tất hữu ngã sư yên
Câu này có nghĩa rằng trong mỗi hành vi cử chỉ của người khác ắt sẽ có điểm để cho chúng ta đáng học hỏi. Lựa chọn người có phẩm chất tốt để học thì sẽ nhìn ra được khuyết điểm của họ từ nhỏ kiểm điểm bản thân xem có khuyết điểm như thế hay không, nếu có thì cần phải sửa đổi.
- 温故而知新 /wēn gù ér zhī xīn/: Ôn cố nhi tri tân
Khổng Tử nói ôn lại kiến thức cũ mà biết được kiến thức mới, chỉ dựa vào điểm này chúng ta đã có thể làm thầy.
- 学而时习之,不亦说乎 /xué ér shí xí zhī , bù yí yuè hū/: Học nhi thì tập chi, bất diệc thuyết hồ
Câu này có nghĩa là thường xuyên ôn lại những gì đã học rồi đem ra thực hành chẳng chẳng phải là 1 niềm vui hay sao?
- 因材施教 /yīn cái shī jiào/: Nhân tài thi giáo
Đây cũng là 1 trong những chủ trương dạy học của Khổng Tử. Dựa vào trình độ , đặc điểm khác nhau của mỗi học sinh mà dùng những phương pháp dạy khác nhau.
- 不愤不启,不悱不发 /bú fèn bù qǐ , bù fěi bù fā/: Bất phẫn bất khải, bất phỉ bất phát
Câu này ý nói đối với học sinh cần phải cho trải qua những yêu cầu, kiểm tra nghiêm khắc để có những tác động kịp thời.
- 举一反三 /jǔ yī fǎn sān/: Cử nhất phản tam
Đây là điều mà Khổng Tử luôn muốn những học sinh của mình làm được. Học 1 phải biết 10, học một suy ra ba.
Các bạn thấy những tư tưởng dạy học của Khổng Tử có hay không? Mọi người hãy thử áp dụng vào việc học tiếng Trung của mình nhé!
Tại các lớp học tiếng Trung của Thanhmaihsk luôn lấy học sinh làm gốc, học từ trong câu, câu trong ngữ cảnh để luôn vận dụng được sát nhất vào thực tiễn, học đi đôi với hành.