3783 lượt xem

Tết Nguyên Đán Việt Nam và Trung Quốc có gì khác nhau?

Tết Nguyên Đán đối với người Việt Nam cũng như Trung Quốc và 1 số các nước Châu Á được coi là 1 ngày lễ quan trọng nhất. Ngày mà dù ai có đi đến đâu cũng quay về vào những ngày này để sum vầy đoàn viên cùng gia đình và những người thân yêu. Chào đón khoảnh khắc kim đồng hồ chỉ sang giờ khắc năm mới. Cũng như Việt Nam, người Trung Quốc cũng đón tết Nguyên Đán? Bài viết hôm nay cùng tìm hiểu điểm giống và khác nhau giữa Tết Nguyên Đán Việt Nam và Trung Quốc nhé!

Tet Nguyen Dan co truyen Viet Nam va Trung Quoc

1. Tết ở Trung Quốc và Việt Nam giống nhau như thế nào?

Thứ nhất đó là đây là ngày lễ lớn và quan trọng nhất trong năm. Đánh dấu sự kiện kết thúc năm cũ và bước sang năm mới với mọi điều tốt đẹp. Đây là dịp để các thành viên trong gia đình , người thân đoàn tụ sum vầy sau 1 năm làm việc học tập mệt mỏi. Là ngày để mọi người thể hiện sự quan tâm dành cho nhau , tha thứ , bỏ qua những sai lầm đã có trong năm cũ để bắt đầu 1 năm mới với mọi thứ đều mới.

Thứ hai đó là ‘’màu đỏ‘’ là màu chủ đạo cũng như đặc trưng nhất của Tết Nguyên Đán. Vì nó mang theo sự may mắn tới cho mọi người. Tết xưa nhà nhà treo câu đối đỏ trước cửa để đón thần tài cũng như cầu may.

Thứ ba đó là gì các bạn thử đoán xem? 1 thứ không thể thiếu trong ngày Tết đặc biệt đối với trẻ con. Chính là những phong bao lì xì đỏ để cầu chúc may mắn . Người lớn  tặng trẻ con những phong bao lì xì không phải để nâng giá trị thực tế của nó mà để thể hiện sự quan tâm cũng như dành cho trẻ con những lời chúc tốt đẹp nhất.

so sanh su khac nhau giua tet Viet Nam va tet Trung Quoc
so sanh su khac nhau giua tet Viet Nam va tet Trung Quoc

Và cuối cùng là bữa cơm giao thừa và bữa cơm sáng mồng 1 là quan trọng nhất. Khi đó mọi thành viên trong gia đình không những phải ở bên nhau để kết thúc năm cũ mà còn phải cùng nhau chào đón khoảnh khắc cả nước bước sang năm mới. Điều đó cho thấy dù xảy ra chuyện gì thì mọi người vẫn luôn sát cánh bên nhau, cùng nhau chia sẻ mọi việc.

Tuy vậy, Tết Việt Nam vẫn có rất nhiều điểm khác nhau với Tết Trung Quốc.

2. Sự khác nhau giữa Tết nguyên đán Việt Nam và Trung Quốc

Trước tiên chúng ta nói về thời gian ăn Tết. Nếu như đất nước ta bắt đầu ăn tết từ sau lễ tiễn ông Công , ông Táo về trời ngày 23 tháng Chạp cho tới ngày mùng 7 tháng Giêng âm lịch thì bên Trung Quốc họ bắt đâu ăn Tết từ rất sớm và dài. Bắt đầu từ ngày mồng 8 tháng Chạp cho tới hết ngày 15 tháng Giêng âm lịch.

Theo dân gian kể lại thì Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc xuất phát từ truyền thuyết chống lại con Niên – một loài vật chuyên phá hoại người dân vào dịp đầu năm. Sau khi đã xua đuổi được nó thì người dân lấy ngày này làm lễ ăn mừng. Cùng với đó khi họ biết được con Niên rất sợ màu đỏ vì thế mỗi nhà đều treo đèn lồng đỏ , đốt pháo đỏ , dán chữ đỏ trước cửa nhà để xua đuổi nó. Nhưng đất nước ta thì không có truyền thuyết như vậy. Như các bạn cũng đã biết nước ta là 1 nước trồng lúa nước , thiên về nông nghiệp. Xuất phát từ nền văn minh lúa nước coi trọng tiết khởi đầu của chu kỳ canh tác trong 1 năm gọi là ‘’ tiết nguyên đán‘’ và sau này được mọi người gọi thành ‘’Tết Nguyên Đán‘’ .

Nói về phong tục ngày Tết người Trung Quốc có tập tục dán treo ngược chữ ‘’phúc’’  bởi trong tiếng Hán nó là ‘’Phúc đảo ‘’ đồng âm với ‘’ Phúc đáo’’ ( có nghĩa là Phúc đến , may mắn đến ). Còn ở đất nước ta có tập tục xông đất và trồng cây mêu trước nhà để xua đuổi linh hồn , ma quỷ khỏi vào nhà quấy nhiễu gia chủ.

tet-2

Còn nói tới cây cảnh , người Việt Nam thì ưa thích chủ yếu và đặc trưng nhất là 3 cây đó là cây  Đào , cây Mai và câu Quất. Không chỉ vì nó đẹp mà nó còn tượng trưng cho sự thịnh vương , may mắn. Trái lại người Trung Quốc lại thích cây mơ ( tượng trưng cho may mắn ) , hoa thuỷ tiên ( tượng trưng cho tài lộc ) , cây cà tím ( chữa lành mọi vết  thương)…

Món ăn đặc trưng truyền thống theo truyền thuyết Vua Hùng đó là món Bánh Chưng – 1 món ăn mang tính dân tộc cao và không thể thiếu vào dịp Tết. Đất nước có phát triển đến đâu thì bánh Chưng vẫn có 1 vị trí quan trọng trong tiềm thức tâm linh của mỗi người con đất Việt. Ngoài ra cũng còn 1 số món ăn đặc trưng khác giản dị như dưa hành… Người dân Trung Quốc cũng có những món ăn mang đậm đà tính bản sắc dân tộc của họ như cá ( đồng âm với từ dư trong từ dư thừa của cải ) , sủi cảo , bánh Tổ ,mỳ, hạt dưa….

Đọc xong bài này các bạn có cảm nhận như thế nào? Bạn nào còn biết những nét khác nhau gì góp ý thêm cho mình và tất cả mọi người cùng biết nhé!. Chúc tất cả mọi người năm mới an khang , mạnh khoẻ , gặp nhiều may mắn và hạnh phúc!

 Bài viết tham khảo thêm :

    ĐĂNG KÝ HỌC TẠI ĐÂY

    BẠN MUỐN ĐĂNG KÍ KHÓA HỌC NÀO ?

    Trung tâm tiếng Trung THANHMAIHSK tự hào là trung tâm có số lượng học viên đông và chất lượng nhất. Giảng viên trình độ trên đại học, giáo trình chuyên biệt, cơ sở vật chất hiện đại và vị trí phủ khắp HN , HCM với 10 cơ sở.

      Chọn cơ sở gần bạn nhất?

      Bạn đang quan tâm đến khóa học nào?


      Họ tên (Bắt buộc)

      Số điện thoại (Bắt buộc)


      X
      ĐĂNG KÍ KHÓA HỌC