5214 lượt xem

Tháng cô hồn tại Trung Quốc

Theo phong tục của người Trung Quốc, tháng 7 âm lịch hàng năm là tháng cô hồn . Tháng cô hồn tiếng Trung “鬼月”. Vào 30/6 âm lịch Quỷ môn quan được mở. Các quỷ đói được thả ra và cho đến tận 30/7 mới được đóng lại. Trung Quốc xưa nay vào tháng ngày 1/7, 2/7 , 15/7 và ngày cuối cùng của tháng 7 âm lịch đều cúng bái để cả hai cõi âm dương đều được bình an.

1

1. Vì sao người Trung Quốc cúng cô hồn

Xưa kia con người luôn nghĩ rằng ma quỷ đều tồn tại. Người chết đi đều được đầu thai chuyển kiếp. Tuy nhiên, có những người đã gây nhiều nghiệp chứ hoặc đột tử thì chết đi trở thành cô hồn dã quỷ. Những cô hồn ấy lưu lạc ở nhân gian làm phiền đến người sống. Thậm chí còn làm hại đến tính mạng của họ.

Vì thế mà vào thời gian này, người Trung Quốc không chỉ làm lễ phổ độ hoặc ở bên đường đốt tiền vàng mã. Tổ chức văn nghệ quần chúng, mời người dân địa phương đến xem, hàng ghế đầu tiên luôn là hàng ghế trống, để dành cho các linh hồn tới cùng chung vui.

Điều này giúp cho những cô hồn sớm ngày được đầu thai, cô hồn không làm hãi đến họ và gia đình. Ngày nay lễ phổ độ đã được đơn giản hóa đi rất nhiều. Người Trung Quốc chọn tháng 7 bởi vì có lẽ đây chính là thời điểm những điểm thiên tai nhân họa thường xuyên xảy ra. Điều này luôn khiến lòng người không yên. Và có những hiện tượng đến khoa học hiện đại cũng chưa có câu trả lời chính xác.

2. Các lễ thời bái

2.1. Khai Địa Môn

Ngày đầu tiên của tháng cô hồn 1/7 là ngày các hồn ở nhà riêng được trở về thăm trần gian. Ngày này đều phải thờ bái, mâm nhỏ cũng được mâm lớn cũng được quan trọng chính là biểu đạt được sự kính sợ. Mọi người đều sợ ma bởi vì ma ở trong tối còn người ở trong sáng ma nhìn thấy ta còn ta không thể nhìn thấy nó. Cúng bái trong ngày này để ma nhận lễ rồi sẽ không làm phiền đến người sống nữa.

2.2 . Hai Thiên Môn

Ngày thứ hai của tháng cô hồn là các hồn ma ở nơi công cộng được tha ra. Các cửa hàng, công ti hay văn phòng chính phủ đều phải cúng bái và cúng bái muộn hơn so với nhà riêng. Đặc biệt, những người lái xe phải chấp hương cầu nguyện rằng họ vẫn còn rất yêu đời, lúc lái xe đừng đến trêu đùa hay kéo họ chết thay.

2.3. Tiết Trung Nguyên

Ngày thứ 15 trong tháng cô hồn chính là tiết Trung Nguyên. Ngày này con cháu sẽ thành kính thờ phụng cúng bái tổ tiên. Người Trung Quốc vẫn luôn tâm niệm rằng ông bà cha mẹ họ đã phải trải qua rất nhiều khó khăn nhưng vẫn không từ bỏ vì vậy mới có họ của ngày hôm nay. Vì thế họ luôn đặt chữ “ Hiếu” lên hàng đầu.

Bái phụng tổ tiên gồm có những bước như sau :

  1. Báo tên họ của mình,
  2. Báo tên họ của của ông bà cha mẹ,
  3. Báo về mâm lễ cúng bái
  4. Ném đồng xu nhận tổ tông
  5. Báo công trạng, cầu nguyện vọng
  6. Ném đồng xu mời mời ông bà tổ tiên nhập tiệc, đốt vàng mã, đưa tiễn…

Đêm và rạng sáng hôm đó là lúc cô hồn nhập tiệc, âm khí xung thiên. Đến ngày hôm sau 16/7 17/6 người dân đều cũng bái ở các nơi công cộng.

2.4 Lễ Phổ Độ

SANYO DIGITAL CAMERA

Trong tháng cô hồn, các gia đình làm lễ phổ độ chúng sinh cho các ngạ quỷ hay những cô hồn dã quỷ không được cúng bái trong tiết Trung Nguyên.

2.5. Quan Địa Môn

Ngày cuối cùng của tháng cô hồn là ngày quan địa môn, các hồn ma đều phải trở về địa phủ. Để kết thúc trong ngày này người ta cũng cúng bái. Nếu như ngày “khai địa môn” bạn cúng bái thì ngày này “quan địa môn” bạn nhất định cũng phải cúng bái.

3. Tục lệ vào tháng cô hồn

6

Ở Trung Quốc, nguồn gốc của tháng cô hồn bắt nguồn từ việc Diêm Vương cho mở Quỷ môn quan vào ngày 2/7 âm lịch hàng năm để quỷ đói được trở lại trần gian.

Vì vậy, người dương gian phải cúng cháo, gạo, muối cho quỷ vào ngày 14/7 âm lịch để chúng không quấy nhiễu cuộc sống thường ngày. Có những nơi ở Trung Quốc, người dân gọi quỷ đói là “anh em tốt”, “thần cửa sau” để lấy lòng những linh hồn này.

Ở Hồng Kong, họ cúng cô hồn trong cả tháng 7 âm lịch, phong tục này kéo dài hơn 100 năm và được coi như một di sản văn hóa của nơi đây.

Đến Hong Kong dịp này, du khách sẽ thấy người dân tập trung ở công viên, quảng trường, ven sông hay một vùng đất rộng để cúng tế tổ tiên, cô hồn, những bóng ma lang thang trên đường. Người Hong Kong đốt hương, vàng mã và phân phát gạo miễn phí, thậm chí biểu diễn nhạc kịch hoặc chiếu phim để phục vụ… các hồn ma.

Ở Đài Loan, tục cúng tháng cô hồndiễn ra vào đúng ngày 15/7 âm lịch theo nghi lễ cúng bái truyền thống. Nghi lễ gồm 3 phần: mời các vong hồn, cúng tế cho họ ăn vào ngày 15 và đưa tiễn họ vào ngày 29.

Theo truyền thống, trong ngày cúng cô hồn, mỗi gia đình Đài Loan sẽ chuẩn bị thịt, hoa quả, hoa tươi… tại miếu, chùa hoặc trước sân nhà mình. Những gia đình có điều kiện có thể mời các nhà sư đến nhà để cầu nguyện và làm lễ cầu siêu cho vong linh tổ tiên và các linh hồn còn vất vưởng, không nơi nương tựa.

Người Đài Loan cũng thường tổ chức lễ hội rước ma quy mô lớn ở nhiều nơi trên cả nước. Lễ hội rước ma gồm 2 phần chính là dùng các xe chở hình nộm, hoa quả để rước ma và múa lân.

Bên cạnh đó, người Đài Loan cũng có tục thả đèn hoa đăng trong tháng cô hồn như ở Việt Nam. Tục thả đèn hoa đăng tại Đài Loan có nghĩa soi sáng đường cho linh hồn những người chết trong nước. Gọi các vong linh lên mặt đất để hưởng đồ cúng và cầu nguyện cho các vong linh được đầu thai sang kiếp khác. Người Đài Loan quan niệm rằng, đèn càng trôi xa thì càng được nhiều tài lộc.

4. Những điều cấm kị trong tháng cô hồn

10

  • Không treo chuông gió ở đầu giường vì tiếng chuông sẽ thu hút sự chú ý của ma quỷ, khi ngủ sẽ dễ bị chúng xâm nhập quấy phá.
  • Người yếu bóng vía, không nên đi chơi đêm vào ngày này, nếu không sẽ dễ gặp điều không may.
  • Không tuỳ tiện đốt giấy, vàng mã vì như vậy sẽ khiến ma quỷ bu đến.
  • Không ăn vụng đồ cúng, vì đó là đồ dành cho ma quỷ, nếu chưa cúng và cầu xin mà lấy ăn sẽ rước tai hoạ vào mình.
  • Không phơi quần áo vào ban đêm, vì ma quỷ trông thấy sẽ “mượn” và để lại “quỷ khí” trong các quần áo ấy.
  • Những người khi đi chơi đêm không được réo gọi tên nhau, nếu không ma quỷ sẽ ghi nhớ tên người được gọi, đó là điềm xấu.
  • Khi đi đến qua những nơi vắng vẻ, không ngoái cổ quay đầu nhìn lại phía sau, dù có cảm giác “hình như” có người đang đi theo mình hoặc gọi tên mình. Vì đó có thể do ma quỷ trêu chọc.
  • Không cắm đũa đứng giữa bát cơm, vì đó là hình thức cúng tế, cũng giống như kiểu thắp hương, dễ dẫn dụ ma quỷ vào nhà ăn chung.
  • hông chụp ảnh vào ban đêm, bởi ma quỷ luôn lảng vảng chung quanh đó sẽ “vô hình” vào ảnh chung với người sống, đó là điều không tốt.
  • Không nên đi vào chỗ nước nguy hiểm hay nghịch nước, ma nước sẽ kéo bạn chết thay để đầu thay chuyển kiếp.
  • Không mặc quần áo có thêu tên của mình.
  • Không huýt sáo, có thể hồn ma sẽ thích bạn.
  • Không nhặt tiền bạc rơi vãi trên đường, vì có thể đó là tiền người ta cúng mua chuộc bọn quỷ đầu trâu mặt ngựa, nếu người nào phạm kỵ, sẽ gặp tai hoạ không chừng.

Tại Việt Nam cũng có phong tục cúng cô hồn vào rằm Tháng 7. Bên cạnh đó đây cũng là ngày lễ Vu lan báo hiểu để thể hiện tấm lòng hiếu thảo của con cái với cha mẹ.

    ĐĂNG KÝ HỌC TẠI ĐÂY

    BẠN MUỐN ĐĂNG KÍ KHÓA HỌC NÀO ?

    Trung tâm tiếng Trung THANHMAIHSK tự hào là trung tâm có số lượng học viên đông và chất lượng nhất. Giảng viên trình độ trên đại học, giáo trình chuyên biệt, cơ sở vật chất hiện đại và vị trí phủ khắp HN , HCM với 10 cơ sở.

      Chọn cơ sở gần bạn nhất?

      Bạn đang quan tâm đến khóa học nào?


      Họ tên (Bắt buộc)

      Số điện thoại (Bắt buộc)


      X
      ĐĂNG KÍ KHÓA HỌC