Ngày xưa, người Trung Quốc gọi việc điểm danh – 点名 /diǎnmíng/ là 点卯 /diǎn mǎo/ – điểm mão. Ban đầu thì có thể sẽ thấy không liên quan, nhưng thực chất điều này liên quan tới ý nghĩa của từ “卯”/mǎo/ trong văn hóa Trung Quốc. Cùng tìm hiểu vì sao 点卯 /diǎn mǎo/ là điểm danh trong tiếng Trung?
1. Vì sao 点卯 /diǎn mǎo/ là điểm danh trong tiếng Trung?
卯” – Mão là một trong 12 chi trong hệ thống địa chi của Trung Quốc, tương ứng với giờ Mão, khoảng từ 5 giờ sáng đến 7 giờ sáng. Giờ Mão với con vật đại diện là con thỏ. Khác với Việt Nam là con mèo. Các bạn đừng nhầm nhé!
Từ thời Tần, Hán đến thời Minh và Thanh, các quan lại thường bắt đầu làm việc từ giờ Mão, và việc điểm danh để xác định số lượng quan viên có mặt cũng được thực hiện vào khoảng thời gian này. Từ đó, việc điểm danh vào giờ Mão trở thành một thói quen, nên người ta gọi luôn việc điểm danh là “điểm mão”.
Ngoài ra, giờ Mão là thời điểm mặt trời bắt đầu lên cao, tượng trưng cho sự bắt đầu, sự khởi đầu của một ngày làm việc mới. Do vậy, gọi là “điểm mão” cũng mang ý nghĩa tương tự, đánh dấu sự bắt đầu của một ngày làm việc.
Một số từ Hán Việt liên quan đến “卯” và việc điểm danh:
- 应卯/yìng mǎo/: có mặt đúng giờ.
- 卯簿/Mǎo bù/: sổ sách ghi chép việc điểm danh
Hiện nay, 点名 /diǎnmíng/ được sử dụng phổ biến hơn là 点卯 /diǎn mǎo/. Nhưng đây sẽ là kiến thức cực bổ ích và giúp bạn ở những bài tập giải thích từ hay tìm từ đồng nghĩa. Bên cạnh đó còn biết được rất nhiều thông tin thú vị về văn hóa con người Trung Quốc.