Tiểu thuyết Minh Thanh phát triển với nhiều sáng tác tiểu thuyết hay, cho ra đời không ít những tác phẩm nổi tiếng vì thế thời kỳ Minh, Thanh được gọi là thời đại của tiểu thuyết Trung Quốc.
Tiểu thuyết cổ đại Trung Quốc được hình thành khá sớm. Vào thời Đông Tây Tấn và Nam Bắc Triều đã có tiểu thuyết Chí quái và Dật Sự ( chuyện bên lề về danh nhân). Thời Đường thì có tiểu thuyết truyền kỳ. Nhưng cái ảnh hưởng trực tiếp đến tiểu thuyết Minh, Thanh chính là tiểu thuyết Thoại Bản. Đây là một hình thức tiểu thuyết Bạch thoại phát triển từ thời Tống. Chủ yếu kể chuyện lịch sử và đời sống xã hội đương thời. Thường dùng làm cốt truyện cho các nghệ nhân sau này của thời kỳ Tống Nguyên. Cùng học tiếng Trung Quốc tại nhà điểm danh các bộ tiểu thuyết Minh Thanh nổi tiếng nhé!
1. Một số thể loại văn học phổ biến thời Minh – Thanh
Từ đời Minh văn học Trung Quốc phát triển rất rực rỡ với nhiều thể loại tiểu thuyết:
– Tiểu thuyết chương hồi gồm nhiều đề tài phong phú.
– Tiểu thuyết lịch sử (giảng sử) hoặc tiểu thuyết anh hùng
– Tiểu thuyết hiệp nghĩa (hiệp khách, kiếm khách, võ hiệp) còn gọi truyện anh hùng giai nhân
– Tiểu thuyết thế tình (xã hội) còn gọi truyện tài tử giai nhân
– Tiểu thuyết tiên quái thần quỷ….
Tiểu thuyết chương hồi ở nhà Minh chưa có nhiều sự đột phát thì đến đời Thanh được coi là bước phát triển đã tới thời điểm hoàng kim.
Các tác phẩm nổi tiếng của tiểu thuyết văn học thời Minh Thanh: Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Thủy hử của Thi Nại Am, Tây du ký của Ngô Thừa Ân, Kim Bình Mai của Tiếu Tiếu Sinh, Chuyện làng Nho (Nho lâm ngoại sử) của Ngô Kính Tử, Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần, Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh, Tử bất Ngữ của Viên Mai,…
2. So sánh về tiểu thuyết Minh Thanh
2.1. Điểm chung:
Kết cấu: Theo trình tự thời gian, cái gì xảy ra trước kể trước, xảy ra sau kể sau. Không theo dạng xuyên không, Không đảo ngược thứ tự theo diễn biễn tâm lý nhân vật.
Tính cách nhân vật: Thông qua ngôn ngữ và hành động của nhân vật độc giả có thể tự đúc kết tính cách, phong thái nhân vật, không cần sự thuyết minh phân tích của nhà văn.
Thủ pháp ước lệ và công thức: được dùng trong miêu tả, lý giải, là thủ pháp miêu tả điển hình của văn cổ – trung đại.
2.2. Điểm khác biệt
Tiểu thuyết thời Minh | Tiểu thuyết thời Thanh |
Sáng tác dân gian được nhà văn bác học viết lại có căn cứ theo sử sách. | Sáng tác cá nhân, không chịu ràng buộc bởi sử sách, gần với tiểu thuyết hiện đại hơn, có bước tiến rõ rệt về nghệ thuật. |
Có thể gọi tiểu thuyết Minh là tiểu thuyết anh hùng | Tiểu thuyết Thanh là tiểu thuyết sinh hoạt (tâm lý xã hội). |
3. Tiểu thuyết Minh Thanh – Kho tàng văn học Trung Quốc với 4 tác phẩm lớn
Văn học Trung Quốc đến thời kỳ Minh Thanh đã phát triển vô cùng rực rỡ, bằng chứng là để lại 4 tác phẩm lớn được mệnh danh là “Tứ đại danh tác” và rất nhiều tác phẩm khác, cùng tìm hiểu nhé!
Xem thêm: Những tứ đại của Trung Quốc mà bạn chưa biết
3.1. Tam Quốc diễn nghĩa
Tam Quốc Diễn Nghĩa là tiểu thuyết Lịch sử diễn nghĩa, viết về những cuộc tranh đấu phức tạp của 3 nước Ngụy, Thục và Ngô. Cuốn tiểu thuyết miêu tả hơn 400 nhân vật với những sự kiến kin tế, chính trị, quân sự chủ yếu là khắc họa những tranh đấu liên miên và cá tính nhân vật như Lưu Bị , Quan Vũ, Gia Cát Lượng, Tào Tháo… họ đều là những nhân vật nổi tiếng Trung Quốc trước đây và sau này.
3. 2. Thủy Hử
Tiểu thuyết Trung Quốc Thủy Hử thì lại phản ánh những cuộc khởi nghĩa của nông dân Trung Quốc thời cổ đại. Cuốn tiểu thuyết lấy 108 vị anh hùng khởi nghĩa Lương Sơn để miêu tả cuộc sống xã hội cuối thời kỳ Bắc Tống. Đồng thời lên án, tố cáo 1 xã hội đen tối, thối nát cũng như ca ngời tinh thần khởi nghĩa của nhân dân. Sự ra đời của cuốn tiểu thuyết đã có ảnh hưởng rất lớn đối với những cuộc khởi nghĩa nông dân sau này của Trung Quốc.
3.3. Tây Du Ký
Với Tây Du Ký, ta có thể thấy 1 bộ tiểu thuyết thần yêu mang màu sắc của chủ nghĩa lãng mạn. Câu chuyện chủ yếu kể về 3 đồ đệ Tôn Ngộ Không, Chư Bát Giới và Sa Tăng bảo về Đường Huyền Sư sang tây Trúc thỉnh kinh. Tiểu thuyết không chỉ miêu tả thiện ác, đúng sai mà tạo ra được thế giới ảo tưởng có thần , quỷ , yêu , ma từ đó phản ánh chính nghĩa, lòng dũng cảm cũng như tinh thần đấu tranh giữa cái thiện và cái ác.
3. 4. Hồng Lâu Mộng
Hông Lâu Mộng là bộ tác phẩm có tính tư tưởng mạnh nhất trong các loại tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc.
Tác phẩm xoay quanh chuyện tình cảm giữa 3 nhân vật Lâm Đại Ngọc, Giả Bảo Ngọc và Tiết Bảo Thoa cũng như miêu tả 4 gia tộc Giả , Vương, Sử , Tiết từ hưng thịnh đến suy lạc. Đặc biệt là gia tộc họ Giả. Từ đó phản ánh các mặt đen tối trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Cũng như các mẫu thuẫn và các mối quan hệ phức tạp trong xã hội và gia tộc. Hồng Lâu Mộng là tác phẩm viết về cuộc sống gia đình thường ngày nhưng lại biểu hiện được bức tranh cuộc sống xa hội rộng rãi. Vì vậy nó được gọi là cuốn Bách Khoa Toàn Thư của xã hội phong kiến Trung Quốc.
Ngoài ra còn có một số tác phẩm tiêu biểu như:
3. 5. Liêu Trai Chí Dị
Liêu Trai Chí Dị xuất hiện đầu thời nhà Thanh của tác giả Bồ Tùng Linh (1640-1715). Đây là 1 bộ tiểu thuyết viết về yêu , tiên , quỷ , thần , gián tiếp phản ánh cuộc sống xã hội, tình tiết ly kỳ hấp dẫn.
3. 6. Nho Lâm Ngoại Sử
Nho Lâm Ngoại Sử (chữ Hán: 儒林外史, bính âm: Rú lín wài shǐ) hay còn gọi là Chuyện làng Nho. Là 1 bộ tiểu thuyết châm biếm , mỉa mai của tác giả Ngô Kính Tử. Toàn thư gồm 56 hồi (theo Lỗ Tấn thì hồi cuối cùng không phải do Ngô Kính Tử sáng tác), miêu tả gần hai trăm nhân vật mà hầu hết là nhà Nho. Trung tâm của đề tài châm biếm mỉa mai xoay quanh vấn đề khoa cử của xã hội phong kiến thối nát. Đồng thời cũng lột tả sâu sắc các phần tử trí thức lúc bấy giờ.
Không phải đến thời đại nhà Minh, Thanh thì Trung Quốc mới có các bộ tiểu thuyết. Nhưng phải đến thời kỳ này, tiểu thuyết Trung Quốc thực sự ghi tạc dấu ấn khó phai trong lòng người dân khi chỉ tại Trung Hoa mà trên toàn thế giới. Hầu hết các tác phẩm tiểu thuyết thời kỳ này của Trung Quốc đều được khắp năm châu yêu thích, chuyển thể thành phim và tái khởi quay nhiều lần.
Xem thêm: