Phần lớn trong các bộ phim kiếm hiệp cổ trang Trung Quốc thường xuất hiện những cây kẹo hồ lô với màu sắc đẹp mắt và mùi vị ngọt ngào. Người dân Trung Quốc nói chung và người dân Bắc Kinh nói riêng cực mê mẩn với món ăn cát tường, hạnh phúc. Bạn biết những gì về những cây kẹo này? Hôm nay mình sẽ đưa các bạn ngược dòng thời gian trở về với thời cổ trang ngày đó nhé – cái ngày mà những cây kẹo hồ lô ra đời.
1. Nguồn gốc kẹo hồ lô
Kẹo hồ lô trong tiếng Trung là 糖果 /tángguǒ/ . Theo như truyền thuyết , những xiên kẹo hồ lô có từ đời nhà Tống ( 960 – 1279 ) . Lúc bấy giờ một trong những phi tần được sủng ái của hoàng đế Tống Quang Tông ( 1147 – 1200 ) mắc phải căn bệnh nan y. Các thái y giỏi nhất trong triều còn đang xoay sở để tìm ra phương thuốc. Thì có 1 thần y trong dân gian mạo muội diện kiến nhà vua xin phép nhà vua được chữa trị cho Vương Phi.
Phương thuốc của ông rất đơn giản chỉ là làm những chiếc kẹo từ quả táo gai trong nước đường đun nóng. Trước mỗi bữa ăn thì ăn từ 5 đến 10 viên như vậy Vương Phi sẽ hồi phục chỉ sau 2 tuần. Quả nhiên thuốc đã phát huy tác dụng trong sự ngỡ ngàng kinh ngạc đến khó tin của các thái y và các vị quan trong triều.
Sau đó phương thuốc chữa bệnh này nhanh chóng được lan truyền trong dân gian như một thức ăn vừa ngon vừa tốt cho sức khoẻ. Cũng từ đây những xiên kẹo hồ lô chính thức xuất hiện. Mọi người càng ăn càng thích không chỉ đối với trẻ con mà cả người lớn cũng bị vị ngọt của những viên kẹo cuốn hút. Phải nói rằng tuổi thơ của những người dân Trung Quốc gắn liền với vị ngọt của những xiên kẹo hồ lô.
Dựa vào phương thuốc của vị thần y đó người ta bắt đầu người ta bắt đầu sử dụng những viên kẹo và dùng thêm nhiều nước đường để gia tăng vị ngọt. Ban đầu hình dáng của xiên hồ lô chỉ có 2 quả táo mà thôi, 1 quả nhỏ ở trên và 1 quả to ở dưới. Khiến cho mỗi cây kẹo giống như 1 quả hồ lô.
Cùng với tác dụng chữa bệnh, cái tên “kẹo hồ lô’’ cũng bắt nguồn từ đây. Nhưng hiện nay khi làm những xiên kẹo này người ta không chỉ đơn thuần có trái táo gai mà còn thêm vào những thành phần khác. Như quả quất vàng, hạt dẻ nước hay hạt chà là để làm nhân kẹo. Phần vỏ bọc ngoài cũng sử dụng nhiều loại hoa quả như trái kiwi, dâu tây, dứa, nho khô thậm chí là cả chocolate nữa.
2. Ý nghĩa của kẹo trong văn hóa của Trung Hoa
Theo dân gian màu sắc đỏ tượng trưng cho sự may mắn , tốt lành. Vì thế ăn món này có thể xua đuổi được xui xẻo và mang lại may mắn, hạnh phúc.
Có lẽ cũng chính bởi thế mà những xiên kẹo bao giờ cũng lộng lẫy sắc màu, đầy căng , tròn trịa và viên mãn. Sau này người ta đã tăng số viên kẹo trên mỗi xiên lên 8 đến 10 viên trông càng hấp dẫn , lối cuốn hơn.
Ngày nay, không cứ gì mùa đông mới có thể thấy kẹo hồ lô của Trung Quốc mà quanh năm ta đều có thể thưởng thức nó. Vào các dịp lễ , Tết mua kẹo hồ lô tặng các em bé đã trở thành 1 nét văn hoá rất đẹp như lời chúc sức khoẻ , may mắn.
Kẹo cũng xuất hiện nhiều trong nghệ thuật. Người Trung Quốc đã sáng tác những bài hát , bài ca dao , đồng ca về kẹo hồ lô. Thậm chí còn có hẳn 1 bộ phim truyền hình dài tập do nghệ sĩ nổi tiếng Từ Cẩm Ca Oa đóng vai chính mang tên “ Kẹo Hồ Lô‘’.
Thêm vào đó là hình ảnh những viên kẹo hồ lô xuất hiện nhiều trong các bộ phim cổ trang càng tăng thêm vị thế của nó trong truyền thống của người Trung Hoa.
Chỉ cần 1 lần đến thăm đất nước con Trung Hoa nói chung và thành phố Bắc Kinh nói riêng bạn sẽ bị cuốn hút bởi âm thanh tiếng rao của người bán kẹo hồ lô. Bạn sẽ chẳng thể nào kiếm tìm được 1 hình ảnh người bán rong mang trên mình những cây cột bằng rơm có cắm rất nhiều xiên hồ lô rong ruổi trên những chiếc xe đạp hay xe bốn bánh mang sắc màu sặc sỡ đi khắp nơi trong thành phố ở những nơi khác đâu. Hãy đến đây và thử 1 cây kẹo hồ lô bạn sẽ lưu luyến hương vị này cả đời đấy! Nếu có thích ăn thì bạn cũng có thể tìm hiểu cách làm món kẹo hồ lô, rất đơn giản mà không phải đi xa.
Là một trong những nét văn hóa Trung Quốc , kẹo hồ lô là hình ảnh gắn liền với cuộc sống đời thường của người Trung Quốc.
- Những cố đô của Trung Quốc trong lịch sử phong kiến
- Tết nguyên tiêu của người Trung Quốc: Nguồn gốc, ý nghĩa
- Tại sao lại có câu đối và tục dán ngược chữ Phúc vào ngày Tết ở Trung Quốc?