3848 lượt xem

Tết nguyên tiêu của người Trung Quốc: Nguồn gốc, ý nghĩa

Mỗi năm vào ngày 15 tháng 1 âm lịch đã có không ít những du khách từ nhiều nơi trên Thế giới đến đây để tận mắt chiêm ngưỡng những chiếc đèn lồng rực rỡ màu sắc và lễ hội thả đèn Hoa Đăng tại Trung Quốc. Tết Nguyên Tiêu của Trung Quốc tổ chức rất lớn và long trọng. Vậy vì sao người dân Trung Quốc lại coi đây như là 1 ngày lễ cổ truyền quan trọng đối với họ hay không? Bạn có biết tại sao lại được gọi là Tết Nguyên Tiêu hay không? Ngày 15/1 hay còn gọi Rằm tháng Riêng có các hoạt động gì ? Ý nghĩa của tất cả điều này là gì? Nếu như chưa biết thì hôm nay mình lại làm người kể chuyện cho các bạn nghe nhé!

Tại sao tết nguyên tiêu của người Trung Quốc phải là rằm tháng giêng?
Tại sao tết nguyên tiêu của người Trung Quốc phải là rằm tháng giêng?

1. Tên gọi Tết Nguyên Tiêu

Tết Nguyên Tiêu cũng gọi là Nguyên Tich Nguyên Da còn gọi là Thượng Nguyên. Đêm rằm tháng giêng là đêm trăng tròn đầu tiên trong năm mới theo Âm lịch. Đêm hôm đó, trong dân gian Trung Quốc từ trước đến nay đều có tục treo hoa đăng, vì vậy Tết Nguyên Tiêu còn gọi là tết “Hoa Đăng”.

Tết hoa đăng

Trước đây nó còn được gọi là tết thượng nguyên (nay người dân Việt Nam vẫn giữ tên gọi này), đó là lấy theo tục xưa của Đạo giáo: rằm tháng Giêng gọi là “thượng nguyên”上元, rằm tháng bảy gọi là “trung nguyên”中元, rằm tháng mười gọi là “hạ nguyên”下元, hợp xưng “tam nguyên”.

Thượng nguyên là ngày sinh của thiên quan, trung nguyên là ngày sinh của địa quan, hạ nguyên là ngày sinh của thủy quan, “thiên quan tứ phúc”天官赐福 là ý đó.

Liên quan đến ngày Lễ đèn lồng kỷ niệm ngày trăng tròn đầu tiên theo lịch âm này có rất nhiều truyền thuyết đã được dựng lên. 

2. Truyền thuyết về tết Nguyên Tiêu của Trung Quốc

Ngắm đèn ăn bánh trôi là hai nội dung chính trong ngày tết Nguyên Tiêu. Vậy tại sao Tết Nguyên Tiêu lại treo đèn ?

Truyền thuyết nói rằng, năm 180 trước Công nguyên, vua Hán Văn- nhà vua đời Tây Hán được lên ngôi đúng vào ngày rằm tháng giêng. Để chúc mừng, nhà vua Hán Văn quyết định lấy ngày rằm tháng giêng là ngày hội Hoa Đăng. Hàng năm vào tối ngày rằm tháng giêng, nhà vùa đều ra khỏi cung đi dạo cùng vui với người dân.

Ngày hôm đó, nhà nào nhà nấy, trên khắp các ngả đường, thôn xóm đều treo đủ các loại đèn với muôn hình nghìn vẻ để mọi người thưởng thức.

Đến năm 104 trước công nguyên, tết Nguyên Tiêu đã chính thức trở thành ngày tết lớn của nhà nước. Quyết định này, khiến quy mô của ngày tết Nguyên Tiêu được mở rộng hơn nữa. Theo quy định, ở những nơi công cộng và nhà nào nhà nấy đều phải chăng đèn kết hoa, nhất là những khu phố đông đúc và trung tâm văn hóa phải tổ chức hội Hoa  Đăng, triển lãm Hoa Đăng rất long trọng. Già trẻ gái  trai đi xem hoa Đăng , đoán câu đối trên Hoa đăng, múa đèn Rồng  thâu đêm…. về sau năm nào cũng vậy, dần dần thành thói quen và truyền từ đời này sang đời khác.

Lại có thuyết cho rằng ngày lễ này bắt nguồn từ ngày lễ Đuốc Lửa 火把节, người dân thời Hán đốt lửa đuổi sâu hại, hi vọng sang năm sẽ có vụ mùa bội thu. Người dân cùng đốt lửa nhảy múa, tới các thời sau phong tục này càng thịnh hành, có khi hàng vạn người tham gia, múa hát đến sáng. Sau này phong tục tuy đã thay đổi, nhưng ngày này vẫn là một trong những ngày lễ lớn tại Trung Quốc.

Nhưng chưa dừng lại ở đó còn có 1 số truyền thuyết lưu truyền trong dân gian kể rằng ngày xưa có một con thiên nga từ trên thiên đình bay xuống hạ giới đã bị một người thợ săn bắn chết. Để trả thù cho con thiên nga, Ngọc Hoàng đã sai một đội quân Thiên đình đúng ngày 15 tháng 1 xuống hỏa thiêu toàn bộ con người và động vật dưới hạ giới. Rất may cho loài người là có một số vị thần trên Thiên đình không đồng ý với quyết định có phần hơi nặng tay của Ngọc Hoàng. Họ đã liều mình xuống hạ giới để hiến kế cho chúng sinh. Thế là vào ngày đó, nhà nhà treo đèn lồng và bắn pháo hoa để trên Thiên đình tưởng rằng nhà cửa của họ đã bị phóng hoả. Nhờ đó mà loài người mới thoát khỏi cảnh diệt vong.

Một truyền thuyết nữa thì kể rằng: “Vào thời Hán Vũ Đế, có một cô gái trẻ tên là Yuanxiao sống trong cung bị cấm về thăm cha mẹ vào ngày 15 tháng 1 đã có ý định lao xuống giếng để tự vẫn. Cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của cô gái, một vị quan cận thần có tên là Dongfang Shuo đã nghĩ ra một kế để giúp cô. Ông tâu với Hán Vũ Đế rằng, ngày 16 tháng 1, Thiên đình sẽ sai Hỏa thần xuống thiêu rụi Kinh thành. Để tránh tai họa đó, mọi người phải treo đèn lồng trước cửa nhà mình và ngoài đường vào ngày 15. Theo lệnh của Hán Vũ Đế, ngày đó mọi nhà đều treo đèn lồng, nhân lúc mọi người đang mải ngắm những chiếc đèn xinh xắn đó, cô gái trẻ đã trốn về nhà thăm cha mẹ mà không hề ai biết”.

Tuy nhiên tất cả những điều kể trên chỉ là truyền thuyết mà đã là truyền thuyết thì không ai có thể chứng minh được có thật hay không? Nhưng phong tục treo đèn lồng và ăn bánh trôi nước thì không phải là truyền thuyết nữa. Nó đã trở thành 1 nét đặc trưng văn hoá truyền thống từ xưa đến này của người dân Trung Quốc vào ngày này.

Những đèn màu trong ngày tết Nguyên Tiêu, thường làm bằng giấy màu sặc sỡ, với đủ các tạo hình như non nước, các kiến trúc, các nhân vật… Đèn ngựa bay là 1 trò chơi, nghe nói đã hơn 1 nghìn năm lịch sử. Trong đèn này có lắp 1 bánh xe, khi thắp chiếc nến trong trong đèn, thì nhiệt độ lên cao khiến cho bánh xe quay, qua đó đẩy con ngựa giấy trên bánh xe chạy. Bóng ngựa hiện lên chụp đèn, nhìn từ bên ngoài như thấy ngựa đang phi nược đại, trông rất sống động.

Đèn lồng treo ngoài phố còn có kèm theo thơ từ, câu đố 灯谜, mọi người đi qua có thể đoán câu đố, ai đoán đúng thì lấy đèn xuống. Đây là một loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian giàu tính trí tuệ, mọi người đều tham gia với hi vọng một năm mới may mắn.

3. Tết Nguyên Tiêu ăn bánh trôi nước

Tết Nguyên Tiêu ăn bánh trôi nước cũng là 1 tập tục lớn. Vào khoảng đời nhà Tống (năm 960 công nguyên cho đến năm 1279 công nguyên), khi ăn tết này, trong dân gian bắt đầu thịnh hành một loại thức ăn mới lạ . Nhân bằng các loại hoa quả , bên ngoài lấy bột gạo nếp gói thành từng viên tròn, rồi nấu chín, ăn thơm ngon, ngon miệng… Về sau, phần lớn các khu vực ở miền Bắc TQ đều gọi loại  thức ăn này là “Nguyên Tiêu” còn miền Nam thì goi là “bánh trôi nước”.

banh troi ngay tet nguyen tieu o trung quoc
banh troi ngay tet nguyen tieu o trung quoc

Bánh trôi nước phát triển đến ngày nay đã có đến gần 30 loại , nhân bánh trôi gồm có sơn tra, thập cẩm, vừng, kem sữa cao cao, xô-cô-la…. Phong vị bánh của mỗi địa phương cũng không giống nhau.Bánh  của tỉnh Hồ Nam trắng, trong suốt, thơm, ngon và  ngọt. Ở Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang ở miền Đông nhiều nhân, vỏ mỏng, bánh trôi như trứng chim bồ câu của Thượng Hải trông xing xắn, ăn mát, ngon, ngọt , bánh trôi nhân Sơn tra, nhân vừng, nhân kem sữa….của Bắc Kinh cũng có hương vị độc đáo.

4. Các hoạt động khác trong tết Nguyên tiêu

Trong ngày tết Nguyên Tiêu, ngoài ngắm  đèn, ăn bánh trôi, còn có rất nhiều hoạt động  vui chơi giải trí. Như đi cà kheo, múa ương ca, múc sư tử … Múa sư tử của TQ được chia thành hai phái. Múa sư tử của phái miền Nam thì chú trọng về thay đổi động tác và kỹ xảo, thường là với hình thức hai người múa là chính, điệu múa linh hoạt và biến đổi khôn lường. Múa sư tử phía Bắc coi trong khí thế, thường là mười mấy người, thậm chí là mấy chục người cùng múa. Khi múa có đêm nhạc mang đậm đặc sắc dân gian, bất kể là người múa hay là người xem đều tích cực tham gia, thể hiện sự náo nhiệt của bầu không khí ngày rằm tháng giêng.

Văn hoá Tết Nguyên Tiêu của Trung Quốc khá phong phú , đặc sắc, mở mang thêm tầm mắt về mảnh đất con người Trung Hoa. 

    ĐĂNG KÝ HỌC TẠI ĐÂY

    Thẻ tìm kiếm:
    BẠN MUỐN ĐĂNG KÍ KHÓA HỌC NÀO ?

    Trung tâm tiếng Trung THANHMAIHSK tự hào là trung tâm có số lượng học viên đông và chất lượng nhất. Giảng viên trình độ trên đại học, giáo trình chuyên biệt, cơ sở vật chất hiện đại và vị trí phủ khắp HN , HCM với 10 cơ sở.

      Chọn cơ sở gần bạn nhất?

      Bạn đang quan tâm đến khóa học nào?


      Họ tên (Bắt buộc)

      Số điện thoại (Bắt buộc)


      X
      ĐĂNG KÍ KHÓA HỌC