5088 lượt xem

Hôn nhân Trung Quốc thời phong kiến

hôn nhân trung quốc

Xem phim cổ trang nhiều chắc hẳn các bạn ít nhiều cũng biết đến truyền thống hôn nhân Trung Quốc thời phong kiến rồi nhỉ? Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho các bạn về phong tục kết hôn truyền thống của Trung Quốc. Hy vọng đọc xong bài viết này, các bạn có thể biết những lễ nghĩa xa xưa của hôn nhân trung quốc thời phong kiến.

Hôn nhân Trung Quốc thời phong kiến với lục lễ

Thời phong kiến, chế độ hôn nhân Trung Quốc của cả xã hội là “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Tiếng Trung gọi là “父母之命,媒妁之言” (fù mǔ zhī mìng , méi shuò zhī yán): ý cha mẹ , lời mối mái. Điều đó có nghĩa rằng, việc hôn nhân đại sự của con cái đều do bố mẹ quyết định. Con cái sẽ không được phép quyết định việc hôn nhân cả đời của mình. Bố mẹ sẽ là người chọn chồng / vợ cho con, nếu như con cái ưng ý cũng vẫn phải chấp thuận. Nếu người mà con cái chọn để kết tóc se duyên mà bố mẹ không chấp thuận thì cũng phải nghe lời song thân.

hôn nhân trung quốc thời phong kiến

Vào thời Tây Chu đã áp dụng những quy định hà khắc nhất đối với việc hôn nhân đại sự. Cho đến thời nhà Hán đã có riêng những lễ nghi, quy định về hôn nhân và được gọi là 六礼 (liù lǐ) “lục lễ” . Từ đó trở thành phong tục hôn nhân của Trung Quốc trải qua hàng nghìn năm lịch sử. Vậy “lục lễ” là gì nhỉ? Đó chính là 6 bước thực hiện trong 1 hôn lễ.

Bước 1: 纳彩 (nàcǎi) là lựa chọn lễ vật đính hôn. 纳 có nghĩa là hy vọng bên nhà gái có thể chấp nhận những sính lễ hỏi cưới này. 彩 có nghĩa là lựa chọn. Vậy 纳彩 chính là cách thức cầu hôn của bên nhà trai đối với nhà gái. Đối với nghi lễ này , nhà trai sẽ nhờ bà mối mang theo sính lễ đến nhà gái đều cầu hôn. Nếu nhà gái không nhận đồng nghĩa với việc từ chối việc hôn nhân này.

Bước 2 : 问名 (wèn míng) là hỏi tên. Sau khi nhà gái đồng ý, nhà trai sẽ gửi đến nhà gái 1 bao lì xì đỏ nhờ bà mối mang đến nhà gái để viết tên , giờ và ngày tháng năm sinh của người con gái.

Bước 3: 纳吉 (nà jí) có thể hiểu là xem bói. Vì bởi lấy vợ liên quan đến cả gia đình. Vì thế nhà trai lấy tên và ngày tháng năm sinh của cô gái đó và xem bói trước bài vị của tổ tông trong gia đình. Cho dù là tốt hay không tốt cũng đều phải thông báo cho bên nhà gái biết.

Bước 4: 纳征 (nà zhèng) có nghĩa là đính hôn. Nếu như quẻ bói là tốt , bên nhà trai sẽ chuẩn bị sính lễ lớn gửi đến nhà gái xem như là lễ đính hôn.

Bước 5: 请期 (qǐng qī) xem ngày. Hôn nhân Trung Quốc là chuyện trọng đại đời người vì thế nhà trai phải chọn ngày lành tháng tốt để đón dâu. Đồng thời phải viết ra và nhờ bà mối mang cả lễ vật đến nhà gái. Nếu nhà gái không đồng ý ngày tháng đó thì phải đổi ngày khác, vì thế mới nói 请期 chính là mời xem ngày, thương lượng ngày tháng.

Bước 6: 亲迎 (qīn yíng) đón dâu. Đến ngày kết hôn, tân lang sẽ đích thân mang lễ vật và cùng bà mối đến nhà gái. Trước tiên tân lang sẽ phải ra mắt nhà gái và bái kiến tổ tông, dâng lễ vật sau đó vào đón dâu. Đến nhà trai, tân lang phải đước trước cửa và mời tân nương xuống xe, vào phòng. Và đến thời điểm này 六礼 được coi như đã hoàn thành. Tân lang và tân nương chính thức trở thành phu thê.

hôn nhân trung quốc thời phong kiến
Lục lễ trong cưới hỏi của Trung Quốc

Từ đây chúng ta có thể thấy rằng, trừ bước cuối cùng là đón dâu ra thì ngay từ khi bắt đầu, đôi trai gái đó không được gặp mặt nhau. Bản thân đôi nam nữ cũng không có quyền can thiệp vào chuyện này. Hoàn toàn đều phụ thuộc vào bố mẹ và bà mối đứng trung gian. Như vậy nếu như làm đủ các bước trình tự này mới được coi là 明媒正娶 ( míng méi zhèng qǔ ) cưới hỏi đàng hoàng. Nếu để trai gái 自由恋爱 ( zì yóu liàn ài ) tự do yêu đương thì sẽ bị xã hội coi là 伤风败俗 ( shāng fēng bài sú ) đồi phong bại tục hoặc 行为不轨 ( xíng wéi bù guǐ ) hành vi không đoan chính. Phải chịu những áp lực từ gia đình và xã hội thậm chí là phải chịu cả những hình phạt hà khắc nhất. Và khi đã được gả đi thì người con gái đó phải nghe theo số mệnh 嫁鸡随鸡,嫁狗随狗 ( jià jī suí jī , jià gǒu suí gǒu ) lấy gà theo gà, lấy chó theo chó.

Ngoài ra, chế độ phong kiến cũng rất coi trọng việc 门当户对 ( mén dāng hù duì ) môn đăng hộ đối.  Có nghĩa là những người thuộc tầng lớp giàu có, thượng lưu phải kết duyên với gia đình có địa vị tương đương. Gia đình địa vị thấp kết duyên với gia đình có địa vị thấp tương đương. Chính vì lẽ đó mà trong xã hội, lịch sử Trung Quốc mới xuất hiện những câu chuyện bi ai về 1 tình yêu đẹp, trong sáng nhưng lại 门不当,户不对 ( mén bù dāng hù bú duì ) không môn đăng hộ đối. Họ không những không được kết tơ se duyên mà còn rơi vào bị kịch và rồi trở thành vật hi sinh cho chế độ hôn nhân Trung Quốc của xã hội phong kiến đương thời.

Không những vậy số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến đương thời cũng rất nhỏ bé. Người đàn ông có thể có 3 thê 7 thiếp nhưng người phụ nữ khi đã được gả đi thì lấy là người nhà họ và chết cũng phải là người nhà họ. Đây chính là chế độ 重男轻女 ( zhòng nán qīng nǚ ) mà trong sử sách vẫn thường lên án.

hn3

Ngày nay, ở một số nơi tại Trung Quốc vẫn còn những hủ tục phong kiến như vậy bởi vì nó như đã ăn sâu vào trong tiềm thức của mọi người dù cho cuộc sống vẫn không ngừng thay đổi và phát triển.

    ĐĂNG KÝ HỌC TẠI ĐÂY

    Thẻ tìm kiếm:
    BẠN MUỐN ĐĂNG KÍ KHÓA HỌC NÀO ?

    Trung tâm tiếng Trung THANHMAIHSK tự hào là trung tâm có số lượng học viên đông và chất lượng nhất. Giảng viên trình độ trên đại học, giáo trình chuyên biệt, cơ sở vật chất hiện đại và vị trí phủ khắp HN , HCM với 10 cơ sở.

      Chọn cơ sở gần bạn nhất?

      Bạn đang quan tâm đến khóa học nào?


      Họ tên (Bắt buộc)

      Số điện thoại (Bắt buộc)


      X
      ĐĂNG KÍ KHÓA HỌC