Nghiên cứu và đọc sách về Hán Tự cổ là một việc vô cùng thú vị. Để các bạn hiểu sâu hơn về Hán tự được hình thành và biến đổi qua các thời đại mình sẽ chia sẻ với các bạn 1 số từ Hán Tự rất hay, mọi người còn sẽ có thể hiểu rõ hơn tại sao lại có từ đó và đọc như thếnào. Cùng bắt đầu nhé!
- [ 一 ] Nhất
Là số từ nhỏ nhất . Trong toàn bộ số từ không có số nào có thể nhỏ hơn nó. Nhưng đồng thời nó cũng là số lớn nhất, với nghĩa là “ tất cả, duy nhất”. Trước sau vẫn vậy và không có gì thay đổi. Nó tượng trưng cho sự thống nhất , ổn định và lâu dài.
- [ 天 ] Thiên
Có lúc thì biểu thị cụ thể ở đỉnh đầu của người. Có lúc thì biểu thị trừu tượng là “ thượng đế”.
1 thân 2 người được bắt người từ quan niệm cổ đại của Trung Quốc “ trời và người hòa vào làm 1”.
Trong suy nghĩ của nền văn minh nông nghiệp Trung Quốc. “ Thiên” và “ nhân” là 2 nhân tố cơ bản để mà cấu tạo nên xã hội.
- [ 人 ] Nhân
Đứng bằng thân thể và tứ chi.
Phản ánh quá trình tiến hóa từ vượn thành người của tổ tiên loài người.
Tinh thần của con người là đầu phải chạm tới trời và chân phải chạm tới đất. Phải là 1 sinh mệnh có nhân cách độc lập. Con người sống trên đời cần phải giữ được tư thế “ vươn vai đứng thẳng làm người, đầu đội trời chân đạp đất”
- [ 阴 ] Âm
Bản thân nghĩa của nó là Sơn Bắc Thủy Nam
Chỉ nguyệt, địa, dạ, hàn, nữ, tử và tương dương sinh tương khắc.
- [ 阳 ] Dương ( ánh sáng )
Bản thân nghĩa của nó là Sơn Nam Thủy Bắc
Chỉ : nhật, thiên , trú , nhiệt , nam, sinh và tương âm sinh tương khắc
Các nhà Triết học cổ đại Trung Quốc cho rằng trong vũ trụ 2 mặt đối lập lớn của sự vật và con người là âm và dương.
- [ 日 ] Nhật ( có nghĩa là mặt trời)
Trong lịch sử sùng bái của Trung Quốc có 2 vị thần đó là thần mặt trời và thần lửa.
Án sáng và văn minh là tín ngưỡng mà mọi người luôn hướng đến. Là 1 vị thân của tự nhiên , địa vị của nhật trời thấp hơn so với thiên. Là đơn vị thời gian, thiên và nhật có ý nghĩa gần giống nhau.
Mặt trời là luôn vận hành trên trời vì thế mà Thiên Nhật thường dùng trong cùng 1 từ.
Nếu chỉ đơn giản là học thuộc cách viết, cố ghi nhớ mặt chữ Hán tự thì sẽ đến một lúc nào đó bạn sẽ cảm thấy “tẩu hỏa nhập ma” vì số lượng từ, nét cần học quá nhiều, dễ gây nhầm lẫn. Việc hiểu cách tạo thành và ý nghĩa đằng sau mỗi Hán tự sẽ giúp việc học từ vựng tiếng Trung của bạn trở nên vô cùng đơn giản.