Đối với các bạn làm việc với máy tính hay tham gia thi HSK trên máy sẽ quen với các bộ gõ tiếng Trung trên máy. Bạn sẽ cần nhập phiên âm để chọn chữ Hán phù hợp. Tuy nhiên đối với trường hợp bạn không biết phiên âm chữ Hán đó thì làm sao để nhập chữ Hán lên máy. Bài viết dưới đây của tự học tiếng Trung sẽ giúp bạn 2 cách để gõ chữ Hán khi không nhớ phiên âm/ pinyin trên máy .
Cách gõ chữ Hán khi không nhớ phiên âm/pinyin
Áp dụng trên: Cả bộ gõ của máy tính và bộ gõ Sogou
Cách 1: Gõ theo thứ tự nét chữ
Việc học và ghi nhớ đúng thứ tự nét chữ Hán rất cần thiết. Không chỉ với việc viết tay, mà khi viết máy cũng đã đến lúc cần đến rồi nhé!
Cách thực hiện: bạn gõ chữ “u” đầu tiên để chuyển về chế độ gõ theo nét. Sau đó căn cứ theo thứ tự các nét của chữ Hán cần gõ rồi nhập chữ tương ứng theo quy ước sau:
- h – nét ngang / nét hất
- s – nét sổ / sổ móc
- d – nét chấm
- p – nét phẩy
- n – nét mác
- z – nét gập.
Nếu nhập không theo đúng thứ tự nét của chữ Hán sẽ ra chữ khác, hoặc không ra chữ. Cách này tuy khó nhưng nếu bạn nhìn, nhớ mặt chữ và nắm đúng quy gõ , quy tắc bút thuận thì cách này rất toàn diện, áp dụng với mọi chữ Hán.
Ví du: Để gõ chữ 木 bạn cần viết uhspn là sẽ có gợi ý chữ cho bạn
Cách 2: Tìm chữ Hán theo bộ thủ, chữ
Cách này đơn giản hơn là bạn đánh theo bộ thủ hoặc chữ tạo nên từ đó. Đánh theo bộ thủ thì hạn chế hơn tại vì không phải từ nào cũng là các bộ thủ ghép thành.
Ví dụ từ 飒 là 立 vs 风 ghép thành, vì thế có gõ u’lifeng để tìm pinyin chữ 飒.
Trường hợp bạn không biết phiên âm của chữ để gõ thì có thể kết hợp cả 2 cách.
Ví dụ: chữ 熟 bạn có thể nhập u’xiang’p với “xiang” là phiên âm của 享 /xiǎng/ và “p” là nét phẩy
Với 2 cách mà chúng mình chia sẻ hy vọng sẽ giúp bạn thuận tiện hơn trong công việc và ôn thi tại các kỳ thì nhé!
Xem thêm:
- HSK là gì? Luyện thi HSK thế nào và ở đâu?
- Thi HSK ở đâu? Tổng hợp địa điểm thi HSK tại Việt Nam
- Hướng dẫn đăng ký nhận chứng chỉ HSK sớm trước thời hạn