4055 lượt xem

Mạt chược – Biểu tượng văn hóa Trung Quốc

Mạt chược là một trò chơi phổ biến ở Trung Quốc. Bạn có thể thấy trên rất nhiều phim ảnh, game… Không chỉ là một trò chơi giải trí, còn là một biểu tượng văn hóa của người Trung Quốc. Với nhiều ý nghĩa nội hàm sâu sắc. Cùng tự học tiếng Trung tìm hiểu về lịch sử của mạt chược và các nét văn hóa của trò chơi này nhé!

Mạt chược tiếng Trung là gì?

Trong tiếng Quan thoại, mạt chược là 麻將 /Májiàng/ Hán Việt là Ma tướng hay Ma thương). Vậy nên mạt chược tiếng Anh là Mahjong.

Tiếng Quảng Đông là 麻雀 /máquè/, Hán Việt là Ma tước, cũng có nghĩa là con chim sẻ.

Mạt chược tiếng Nhật là 麻雀 (Kanji) và マージャン (Kana)

mat-chuoc-bieu-tuong-van-hoa-trung-quoc-1

Mạt chược là một trò chơi được phát minh ra từ thời Trung Quốc cổ đại. Đây là một công cụ giải trí dạng bài. Là một khối hình chữ nhật nhỏ làm bằng tre, xương hoặc nhựa. Trên đó có khắc hoa văn hoặc chữ.

Một bộ đầy đủ bao gồm 144 ô, trong đó có 36 gậy (hoặc tre, đánh số từ 1 đến 9), 36 chấm (hoặc hình tròn, được đánh số từ 1 đến 9), 12 côn (4 con rồng đỏ, 4 con rồng xanh, 4 con rồng trắng), và 16 con gió (4 hướng đông, 4 nam, 4 tây, 4 gió bắc). Ngoài ra còn có tám bông hoa, được thêm vào giữa trò chơi Mạt chược.

Thời xa xưa, mạt chược hầu hết được làm bằng mặt xương và bằng tre. Có thể nói mạt chược thực chất là sự kết hợp giữa đánh bài và xếp domino. Cách chơi cơ bản của nó rất đơn giản và dễ học. Nhưng có nhiều thay đổi và cách kết hợp cũng khác nhau tùy từng người nên nó đã trở thành một trong những những trò chơi hấp dẫn nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Mạt chược phương Bắc có 136 lá trên mỗi bộ bài. Mạt chược phương Nam thường bao gồm 144 lá bài, thêm vào các mùa xuân, hạ, thu, đông và tám lá hoa mận, trúc, phong lan và hoa cúc.

Nguồn gốc của trò chơi

Nhiều giả thuyết nói rằng mạt chược được phát minh bởi một chiến lược gia Trung Quốc cổ đại, người đã sử dụng gạch để chế tạo các trận chiến.

Mạt chược ở các thành phố khác nhau như thế nào?

Mạt chược chỉ là một trò chơi nhưng nó phản ánh văn hóa của nới đó cũng như tính cách con người.

mat-chuoc-bieu-tuong-van-hoa-trung-quoc-

Ở Thượng Hải – Đơn giản. Thượng Hải là một thành phố hiện đại có tính thương mại hóa cao với lịch sử lâu đời chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các nước phương Tây. Mạt chược ở Thượng Hải nhấn mạnh vào sự giao tiếp của con người, không phải thắng thua.

Ở Thành Đô – Một thành phố yêu Mạt chược nhất. Mọi người ở Trung Quốc đều biết người Thành Đô thích chơi Mạt chược . Mạt chược thực sự biến thành phố trở thành một nơi tuyệt vời để giải trí và thư giãn.

Ở Hồng Kông – Được yêu thích nhất bởi các “con bạc”. Người Hồng Kông làm cho Mạt chược có hệ thống và phức tạp hơn. Không dễ để thắng nhưng lại được nhiều tiền hơn nếu thắng. Điều này phản ánh đầy đủ khả năng học hỏi và hòa nhập của họ. Sòng bạc cũng là nguồn thu lớn nhất của Hồng Kong.

Ở Hàng Châu – Tinh tế, thân mật và nhân văn. Họ cần xem những gì người khác có trong tay sau khi kết thúc mỗi trò chơi để làm rõ nếu ai đó gian lận.

Văn hóa chơi mạt chược ở Trung Quốc rộng lớn và sâu sắc đến mức ngay cả một quận nhỏ cũng có những phương pháp và quy tắc riêng.

Nội hàm văn hóa của mạt chược

Người Trung Quốc luôn coi trọng việc chơi mà học. Vì vậy trên thực tế chơi mạt chược có nội hàm văn hóa rất sâu sắc. Có thể nói gắn liền với Dịch lí, dung hợp ngũ hành. Lại đem Thiên, Địa, Nhân hòa làm một. Còn hòa hợp cả Nho, Thích, Đạo – văn hóa của Tam giáo.

mat-chuoc-bieu-tuong-van-hoa-trung-quoc-3

Ví dụ như:

Đồng Tử của mặt chược có thể đại diện cho Mặt trời – Mặt trăng – Chòm sao. Tổng cộng có 36 quân đại diện cho 36 Thiên Canh.

Điều Tử đại diện Núi – Thung – Sông ngòi. Vạn tử đại diện cho người và việc. Điều và Vạn tổng cộng có 72 quân, tượng trưng cho 72 Địa Sát.

Thiên Canh – Địa Sát tổng số 108 quân. Vừa hay Thủy Hử có 108 tướng. Phật Châu cũng có 108 hạt. Người có 108 sự phiền não.

Trung – Phát – Bạch. Chính là Đạo sinh nhất. Nhất sinh Nhị, Nhị sinh Tam, Tam sinh vạn vật.

Bạch trong đó chính là trống không. Biểu tượng cho giai đoạn sơ khai của vạn vật. Vì vậy đại diện cho Nhất. Khi mọi vật bắt đầu phát triển thì đó chính là Phát. Đại diện cho Nhị. Khi phát triển đến giai đoạn giữa thì là Trung. Đại diện cho Tam.

Rồi từ bên trong phát triển ra ngoài thì phát triển ra được bốn phương Đông – Tây – Nam – Bắc, cộng thêm Trung là có được Ngũ Hành.

Điều, Bính, Vạn chính là những quy luật đầu tiên. Ngũ hành vạn vật tương sinh. Vì vậy có thể đụng (ăn được, tính điểm). Còn Đông Tây Nam Bắc, Trung, Phát, Bạch là quy luật về sau, ngũ hành tương khắc nên chỉ có thể đụng, không thể ăn.

Mặt chược khai bài khi tung xúc xắc, cái này chính là thái cực sinh lưỡng nghi. Sau đó là lưỡng nghĩ sinh tứ tượng.

Tứ tượng chính là thứ tự, hướng chỗ ngồi. Vị trí ngồi khi chơi bài rất quan trọng, ẩn chứa huyền cơ. Bài chứa ngũ hành, trời định thắng thua. Người nắm giữ được ngũ hành, sinh khắc phân minh.

Thắng thua của mạt chược vẫn dựa vào chủ yếu là vận may mỗi người. Vì vậy khi đánh mạt chược thì “3 phần kỹ thuật, 7 phần may”. Đó chính là huyền cơ của mạt chược.

Đồng thời mạt chược còn chú trọng cao thủ mưu kế, trung thủ mưu thuật, kém thủ mưu hợp. Thà bỏ để hợp , không bỏ để súng. Dụ trên đánh dưới.

Có thể nói mạt chược đã thể hiện ra hình tượng tinh tủy Giản dịch – Biến dịch – Bất dịch sinh động của Dịch Kinh.

Đến Trung Quốc bạn có thể gặp bất cứ đâu mọi người chơi mạt chượt. Khắc sâu vào văn hóa mỗi người dân. Cùng Thanhmaihsk tìm hiểu thêm thật nhiều nét văn hóa Trung Hoa đặc sắc nhé!

Xem thêm:
Văn hóa ăn uống của người Trung Quốc – Những phép lịch sự cần biết

Tính biểu tượng trong món ăn Trung Quốc

    ĐĂNG KÝ HỌC TẠI ĐÂY

    BẠN MUỐN ĐĂNG KÍ KHÓA HỌC NÀO ?

    Trung tâm tiếng Trung THANHMAIHSK tự hào là trung tâm có số lượng học viên đông và chất lượng nhất. Giảng viên trình độ trên đại học, giáo trình chuyên biệt, cơ sở vật chất hiện đại và vị trí phủ khắp HN , HCM với 10 cơ sở.

      Chọn cơ sở gần bạn nhất?

      Bạn đang quan tâm đến khóa học nào?


      Họ tên (Bắt buộc)

      Số điện thoại (Bắt buộc)


      X
      ĐĂNG KÍ KHÓA HỌC