422 lượt xem

Môn đăng hộ đối hay Môn đương hộ đối?

Thành ngữ “Môn đăng hộ đối” được sử dụng khi muốn ám chỉ hai người có cùng xuất thân, gia cảnh hay không. Và thường chỉ hai người khi muốn kết hôn với nhau. Thực tế còn có câu “Môn đương hộ đối”, vậy Môn đăng hộ đối hay Môn đương hộ đối? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

1. Môn đăng hộ đối hay Môn đương hộ đối đúng?

mon-dang-ho-doi-hay-mon-duong-ho-doi
Quan niệm “Môn đăng hộ đối” trong hôn nhân

 

Phần đông cho rằng chữ “đăng” trong thành ngữ “Môn đăng hộ đối”là đèn, và “đối” có nghĩa là… câu đối; nên nghĩa đen của môn đăng hộ đối được giải thích là… trước cửa có treo lồng đèn và trong nhà có bày câu đối. Nhưng ý nghĩa thực sự của câu này có phải như vậy không?

Thật ra, nguyên văn nó là “môn đương hộ đối” 門當戶對, do chữ “đương” còn được đọc là “đang” nên lâu ngày trại ra thành “đăng”, dẫn đến sự xuất hiện của cái đèn lồng trong câu thành ngữ.

2. Lý giải “Môn đương hộ đối”

Trong Thuyết văn giải tự, bộ từ điển quan trọng do Hứa Thận biên soạn hồi đầu thế kỷ II ghi: 門 “môn” là cửa có hai cánh, 戶 “hộ” là cửa một cánh. Môn, hộ là nói cái chỗ từ đó người trong nhà chui ra chui vào, không phải nói nguyên cái nhà.

Môn đương và Hộ đối còn là hai chữ đi liền nhau của cùng một từ. Khi xưa, trước nhà quan thường có những chi tiết điêu khắc đặt ngay lối ra vào, dùng trấn gia trạch theo phong thủy, trong đó có “môn đương” và “hộ đối”.

mon-dang-ho-doi-hay-mon-duong-ho-doi
Môn đăng và hộ đối

Vào đời Hán, nhà quan thường đặt đôi trống bằng đá trước cửa (do tiếng trống vang dội uy nghiêm nên được cho là tượng trưng của sấm sét, có hiệu dụng xua đuổi tà ma xui rủi), đôi trống đá này gọi là “môn đương”. Quan văn thì môn đương có hình tròn, quan võ thì môn đương có dạng vuông. Quan tòng tam phẩm thì có hai môn đương. Chánh tam phẩm được bốn. Nhị phẩm được sáu, nhất phẩm được tám. Duy chỉ cung vua mới được bày chín môn đương. Do đó, cứ đếm môn đương là biết nhà của đại quan cỡ nào, và căn cứ vào hình dạng của nó mà suy ra là quan văn hay võ.

Ở thanh đà phía trên khung cửa được đặt những trụ hình tròn nhô ra khoảng một tấc, gọi là “hộ đối”. Hộ đối tượng trưng cho nam đinh, đặt trên cửa là ngụ ý gia tộc hưng vượng. Mặt cắt ngang của các “hộ đối” được chạm khắc hoa văn.

“Môn đương hộ đối” ám chỉ nhà cửa, gia thế, địa vị hai gia đình cưới gả phải tương đương. Bởi theo nhận định của người xưa, vợ chồng về căn bản phải có cùng hệ quy chiếu mới có thể hòa hợp lâu bền. Người không cùng đẳng cấp sẽ có quan điểm bất đồng, dễ tạo nên xung đột khiến đời sống hôn nhân trở nên trục trặc, thành gánh nặng trong đời.

Tuy nhiên ở xã hội hiện nay quy chuẩn này đã không còn quá hà khắc. Sự cởi mở đã tạo nên những câu chuyện tình yêu vượt rào cản, và họ đã sống với nhau hạnh phúc. Theo bạn, “môn đương hộ đối” trong kết hôn có còn quan trọng? Chia sẻ quan điểm của bạn nhé!

    ĐĂNG KÝ HỌC TẠI ĐÂY

    BẠN MUỐN ĐĂNG KÍ KHÓA HỌC NÀO ?

    Trung tâm tiếng Trung THANHMAIHSK tự hào là trung tâm có số lượng học viên đông và chất lượng nhất. Giảng viên trình độ trên đại học, giáo trình chuyên biệt, cơ sở vật chất hiện đại và vị trí phủ khắp HN , HCM với 10 cơ sở.

      Chọn cơ sở gần bạn nhất?

      Bạn đang quan tâm đến khóa học nào?


      Họ tên (Bắt buộc)

      Số điện thoại (Bắt buộc)


      X
      ĐĂNG KÍ KHÓA HỌC