2110 lượt xem

Sự thú vị trong các món ăn Tết không thể thiếu của người Trung Quốc

phong tuc trung quoc

Nếu như bạn đã tìm đọc qua bài viết về ẩm thực của người Trung Quốcthì chắc chắn bạn đã hiểu người Hoa coi trọng sự toàn vẹn. Mỗi món ăn đều có ý nghĩa riêngvà phải thể hiện được những ý nghĩa tốt đẹp. Vì thế tên của mỗi món ăn cũng thường đồng âm với những điều tốt nhất, may mắn nhất, trọn vẹn nhất. Tết Nguyên Đán – 1 ngày lễ quan trọng nhất đối với người Trung Quốc. Và cũng có rất nhiều món ăn đặc sắc ở mỗi vùng miền. Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu cho các bạn biết văn hoá cũng phong tục ăn uống ngày Tết của người Trung Quốc nhé!

Sự thú vị trong các món ăn Tết không thể thiếu của người Trung Quốc

1. Sủi cảo

Sủi cảo với người Trung Quốc thì không có gì xa lạ nữa, đặc biệt đối với người miền Bắc. Hiện nay khi du lịch Trung Quốc bạn sẽ không khó khăn gì để tìm được món ăn này. Dù cho thường ngày vẫn hay ăn nhưng trong ngày Tết của người Trung Quốc vẫn không thể thiếu được món ăn quan trọng này.

Sủi cảo hay còn gọi là “bánh chẻo” có nhân làm từ hỗn hợp thịt lợn băm và rau củ được gói gọn trong vỏ bánh làm từ bột mỳ.

Được xem là một nét đặc trưng trong văn hoá Trung Quốc. Vào đêm giao thừa các thành viên trong gia đình sẽ quây quần bên nhau và cùng nhau làm sủi cảo. Và trong số những chiếc sủi cảo đó có 1 viên họ sẽ đặc biệt bỏ vào trong 1 đồng su hay đường mật. Họ mong và tin rằng ai ăn được chiếc sủi cảo có đồng su thì năm mới sẽ được nhiều may măn, làm ăn sẽ phát đạt. Ai ăn phải chiếc sủi cáo có đường mật thì dứt khoát năm mới đời sống tình cảm sẽ rất ngọt ngào.

Nếu trong nhà có người phụ nữ đang mong sinh con thì họ chắc chắn họ sẽ làm 1 viên sủi cảo có hạt đậu phộng ở trong. Khi luộc thì sẽ không luộc chín hẳn và sẽ dành riêng chiếc sủi cảo này cho ngườ phụ nữ mong có con. Từ đậu phộng trong tiếng Hán được phát âm là “花生 huāshēng”. Trong đó từ “生shēng” vừa có nghĩa là “sinh” vừa có nghĩa là “sống”. Ăn trúng chiếc bánh này sẽ có khả năng có con sớm.

su-thu-vi-trong-cac-mon-tet-khong-thieu-cua-nguoi-trung-quoc
Sủi cảo

2. Bánh Niên cao hay còn gọi là Bánh Tổ

Về nguồn gốc, dân gian truyền lại rằng ở thời kỳ Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc. Ngũ Tử Tư, là một nhân vật nổi tiếng tài giỏi, tướng quốc của nước Ngô, giai đoạn Ngô Vương Phù Sai. Với sự mê đắm trong sắc đẹp của Tây Thi, Ngô Vương bỏ bê chính sự làm cho hoàn cảnh đất nước lâm vào tình trạng nguy cùng.

Ngũ Tử Tư có lẽ đã tiên liệu được mối nguy nên đã dùng nếp xay thành bột và làm thành những chiếc bánh hình viên gạch rồi xếp vào dưới chân tường thành. Rồi cuộc chiến Ngô – Việt cũng diễn ra, Việt Vương Câu Tiễn công thành và Ngô Vương đại bại.

Mùa màng nước Ngô rơi vào tình trạng thất bát trầm trọng vì mưu kế trước đây của Việt Vương – trả lại cho Ngô Vương số thóc đã mượn nhưng số thóc này đã được luộc chín nên không thể nảy mầm. Trong cơn đói khát cùng cực thì chính những chiếc bánh gạch mà Ngũ Tử Tư làm trước đó đã giúp cho dân và quân của nước Ngô vượt qua khổ nạn. Từ đó về sau, về những ngày cuối năm, dân chúng thường làm loại bánh bột nếp này để tưởng nhớ đến ông, Ngũ Tử Tư.

su-thu-vi-trong-cac-mon-tet-khong-thieu-cua-nguoi-trung-quoc
Bánh Niên Cao

Về tên gọi, dân gian lại có truyền thuyết về con Niên. Niên là một loài thú trong truyền thuyết dân gian cổ xưa của Trung Hoa.

Loài vật này chỉ xuất hiện vào đêm cuối cùng của năm, tức đêm giao thừa và chuyên ăn thịt gia súc và con người. Năm đó, vào thời điểm con thú này xuất hiện, để bảo vệ gia súc của mình, gia đình họ Cao đã dùng bột nếp làm thành những cục bánh để trước cửa. Con Niên vô tình ăn phải loại bánh này và không ăn thịt gia súc nhà đó nữa. Từ đó, mọi người cũng thi nhau làm loại bánh này. Và bánh được gọi là Niên Cao có nghĩa là bánh cho con Niên của nhà họ Cao. Tuy nhiên, Niên Cao lại có 1 nghĩa khác là mỗi năm một cao hơn, một tiến bộ hơn. Với tên bánh thật đẹp và thật ý nghĩa như vậy nên hiển nhiên trở thành loại bánh không thể thiếu mỗi khi Tết đến đối với người Hoa.

Bánh niên cao được làm từ bột gạo nếp , bột mỳ , gạo , nước và đường. Màu của đường tạo nên màu của bánh ( trắng hoặc nâu ) vì thế mà mỗi địa phương lại có những Niên Cao màu khác nhau như ở Thượng Hải bánh màu trắng còn Quảng Đông bánh lại màu nâu….

3. Hàu Khô

Hàu khô không chỉ là món ăn bổ dưỡng mà còn được người Trung Quốc coi là món ăn may mắn. Được tin là sẽ đem đến sự phát đạt trong kinh doanh. Trong dịp năm mới hàu khô được ăn cùng với đậu phụ ( nhưng chỉ lấy phần vỏ của đậu ) và các loại rau củ như nấm…

vhz1391217993
Hàu khô

4. Cá

Cũng được coi là 1 món ăn mang lại may mắn cho người Trung Quốc bởi trong tiếng Trung Quốc, con cá được phát âm là “yú”, nghe gần giống với từ miêu tả sự giàu có, sung túc. Người Trung Quốc tin rằng cá nên được ăn nguyên con nhưng chừa lại phần đầu và phần đuôi để tránh bị xui xẻo cả năm.

dau-ca-hap-tinnhanh24h.vn_

5. Mỳ sợi dài

Là một trong những món ăn phổ biến nhất được người Trung Quốc chuẩn bị trong dịp năm mới, sinh nhật và các dịp lễ quan trọng khác là mỳ. Mỳ được cho là biểu trưng cho sự trường thọ. Người Trung Quốc tin rằng mỳ không nên bị cắt ngắn ra để tránh gặp điều không may.

1489294_593863537334155_1718831120_n_thumb[3]
Mỳ trường thọ

6. Trứng trà

Theo quan niệm của người Trung Quốc, trứng trà là món ăn mang lại sự thịnh vượng, giàu có trong dịp Tết.

Trứng trà – món ăn Tết của Trung Quốc – được làm rất đơn giản. Trứng sau khi được luộc chín sẽ được đem đập dập phần vỏ, đun sôi trong một nồi nước có trà đen, xì dầu, ngũ vị hương, hoa hồi, hành lá, gừng. Những thành phần nguyên liệu này sẽ ngấm vào trứng qua các vết nứt của vỏ trứng tạo nên các đường vân rạn trên trứng rất đẹp. Khi thưởng thức, trứng sẽ mang đầy đủ các hương vị của những nguyên liệu.

su-thu-vi-trong-cac-mon-tet-khong-thieu-cua-nguoi-trung-quoc
Trứng trà

7. Món rau xào thập cẩm 10 loại

Người Trung Quốc quan niệm rằng số 10 là con số mang lại sự may mắn. Khi ăn món rau xào thập cẩm này, thì tất cả những điều tốt đẹp sẽ đến với bạn. Thực tế, đó là 10 loại thực phẩm chay như: nấm hương, mộc nhĩ, nụ hoa lily hổ, măng chua, đậu phụ khô, cà rốt, quả đậu Hà Lan, dưa chuột muối chua, bắp cải thái sợi (hoặc giá đậu tương).

su-thu-vi-trong-cac-mon-tet-khong-thieu-cua-nguoi-trung-quoc
Rau xào thập cẩm

Ngoài ra, người Trung Quốc còn ăn nhiều các món khác trong dịp Tết như vịt quay Bắc Kinh. Tôm (phát âm gần giống âm thanh của tiếng cười). Theo họ, các món tôm đều tượng trưng cho sự hạnh phúc và khỏe mạnh,. Bánh du giác (một loại há cảo), quả kim quất (đồng âm với từ may mắn). Thịt lợn chua ngọt , chả giò , gà Kung Pao , thịt muối mặn ngọt, bánh khoai môn, bánh củ cải, các loại trái cây sấy khô…

Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về văn hóa ngày tết của người Trung Quốc

Thao khảo bài khác:

    ĐĂNG KÝ HỌC TẠI ĐÂY

    BẠN MUỐN ĐĂNG KÍ KHÓA HỌC NÀO ?

    Trung tâm tiếng Trung THANHMAIHSK tự hào là trung tâm có số lượng học viên đông và chất lượng nhất. Giảng viên trình độ trên đại học, giáo trình chuyên biệt, cơ sở vật chất hiện đại và vị trí phủ khắp HN , HCM với 10 cơ sở.

      Chọn cơ sở gần bạn nhất?

      Bạn đang quan tâm đến khóa học nào?


      Họ tên (Bắt buộc)

      Số điện thoại (Bắt buộc)


      X
      ĐĂNG KÍ KHÓA HỌC