Đũa là một vật dụng vô cùng quen thuộc trong việc ăn uống của người dân phương Đông. Nhưng đã từng bao giờ bạn để ý và tự hỏi đũa từ đâu mà ra và lịch sử hình thành của nó như thế nào chưa, hãy cùng tìm hiểu về Đũa và lịch sử của Đũa trong bài hôm nay nhé.
Sự ra đời của đôi đũa
Đũa là một trong những phát minh lớn của người Trung Quốc. Từ thời Ân Thương cách đây hơn 3000 năm con người đã bắt đầu biết dùng đũa. Nhưng từ thuở mới xuất hiện nó không được gọi là “đũa”. Theo văn hiến thời cổ ghi chép, lúc đó người ta gọi “đũa” là “trợ” hoặc là “giáp”, đến thế kỷ thứ 6, 7 trước công nguyên đũa còn được gọi là “Cân”.
Vậy tên gọi “đũa” do đâu mà có? Theo lịch sử ghi chép người dân Giang Nam miền Đông, Trung Quốc, phát âm từ “trợ” và “trọ” là giống nhau. Mà những người đi thuyền trên sông lại rất kỵ “thuyền ngừng lại” (vì trong tiếng trung từ “trọ” đồng âm với từ “ngừng”) , nên đặt ngược ý là “đũa” (trong tiếng trung đồng âm với từ “nhanh”).
Đến đời nhà Đường, trong thế kỷ 7, người ta lại ghép chữ trúc gần với chữ nhanh, bởi đũa thường là làm bằng trúc. Thế là, đôi đũa để ăn cơm mà Trung Quốc phát minh mà ai nấy đều biết mới có tên gọi là “đũa”
Đũa đã được phát minh trong hoàn ảnh như thế nào?
Có người nói trong thời cổ xưa khi nướng thức ăn, tiện tay bẻ hai cành cây hoặc cành trúc để gắp ăn, như vậy vừa không bỏng, lại có thể thưởng thức món ăn thơm ngon nóng sốt, vì vậy đã chuyển biến thành đũa.
Kết cấu của đôi đũa hết sức đơn giản. Về hình dáng, là hai que nhỏ, đũa của Trung Quốc trên to dưới nhỏ, trên vuông dưới tròn. Tạo hình như vậy có ưu điểm là gấp rất tiện, không bị trơn, khi để trên bàn cũng không bị lăn đi lăn lại, đầu đũa tròn khi gắp thức ăn cho miệng cũng không bị xước môi.
Đũa tuy rất đơn giản, nhưng về nguyên liệu để làm đũa và điêu khắc, trang trí đũa thì người Trung Quốc làm rất cầu kỳ. Từ hơn 2000 năm về trước đã có đũa ngà và đũa mạ đồng. 6-7 thế kỷ trở lại đây, trong cung đình, quan phủ và những gia đình giàu có đã dùng đũa bằng vàng, bạc, lấy ngọc, san hô điêu khắc đũa …
Đũa trong dân gian Trung Quốc thường đóng một trò rất quan trọng. Có một số nơi khi cô gái về nhà chồng, trong của hồi môn nhất định phải chuẩn bị cho đôi vợ chồng trẻ hai cái bát và hai đôi đũa, rồi lấy dây đỏ buộc vào nhau, gọi là “bát con cháu”. Đây không những là tỏ ý từ nay hai vợ chồng trẻ sẽ sinh sống bên nhau, mà từ “đũa” đồng âm với tư “nhanh” với ngụ ý là chúc hai vợ chồng “sớm sinh quý tử”.
Ở nông thôn miền Bắc Trung Quốc còn có một tập tục là, khi bạn bè đến vui đùa trong phòng cô dâu chú rể trong đêm tân hôn, bạn bè và người thân từ ngoài cửa sổ ném đũa vào với ngụ ý là may mắn, như ý, sớm có con.
Bạn thấy những câu chuyện xoay quanh đôi đũa của chúng ta có thú vị không nào? Những vật dụng quen thuộc như đũa thường bị con người ta lãng quên, vô tâm vì sự có mặt hiển nhiên của nó. Hy vọng bài viết trên giúp các bạn đã có thêm những thông tin bổ ích về đũa và lịch sử của đũa từ Trung Quốc, láng giềng nước ta.
- Hồng đậu sinh nam quốc là gì?
- Canh Mạnh Bà là gì? Nguồn gốc về canh Mạnh Bà
- Tứ đại mỹ nam Trung Quốc là ai?