Trong những vần thơ mở đầu Truyện Kiều Cụ Nguyễn Du có viết :
Trải qua một cuộc BỂ DÂU,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng !
Vậy “bể dâu” là gì, “bể dâu” trong câu thơ trên có nguồn gốc từ đâu và có ý nghĩa là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
1. “Bể dâu” là gì? Có nguồn gốc từ đâu
Nguồn gốc hai từ “bể dâu” vốn không chỉ là câu nói dân gian đơn thuần hay là ngôn từ địa phương. Nó xuất phát từ câu thành ngữ: “Thương hải vi tang điền” 蒼海桑田, nghĩa là “Biển xanh biến thành nương dâu”, qua thời gian dài truyền miệng, người ta lại tóm lược một lần nữa thành “bể dâu”. Điều này khiến câu thành ngữ càng trở nên khó hiểu nếu người nghe chưa từng xem qua điển tích đằng sau nó.
Sách Thần Tiên Truyện của Trung Hoa nói rằng: “tam thập niên vi nhất, thương hải biến vi tang điền”. Nghĩa là cứ ba mươi năm một lần, biển xanh lại hóa thành ruộng dâu.
Còn theo tích Ma Cô trong “Thái Bình Ngự Lãm” đời Tống lại có kể lại câu chuyện như sau: Trong một lần đi họp mặt với các thần tiên, Ma Cô đã nói rằng: Tới lui hội họp trong những năm nay, mình đã 3 lần thấy biển đông biến thành ruộng dâu, lần nầy ngang qua biển đông lại thấy nước đã cạn dần có thể sắp biến thành ruộng dâu lần nữa.
Thành ngữ THƯƠNG HẢI TANG ĐIỀN vì thế chỉ sự biến đổi đến không thể ngờ trước được, sự thay đổi lớn lao của cảnh vật làm cho con người cảm thấy ngỡ ngàng. Thành ngữ này còn được nói gọn lại thành TANG THƯƠNG hay THƯƠNG TANG, và được Nôm hóa bằng câu: Bãi Bể hoá Nương Dâu , hay bằng từ DÂU BỂ hoặc BỂ DÂU.
Nếu ai đã từng xem phim Tây Du Ký phiên bản 1986, chắc hẳn đều nghe qua bài hát mở đầu và kết thúc bộ phim do đạo diễn Dương Khiết thực hiện có tên “Ngũ bách niên tang điền thương hải”, nhạc Hứa Cảnh Thanh, lời Diêm Túc có đoạn:
Ngũ bách niên tang điền thương hải,
Ngoan thạch dã trường mãn thanh đài,
Trường mãn thanh đài.
Ngũ bách niên tang điền thương hải,
Ngoan thạch dã trường mãn thanh đài,
Trường mãn thanh đài
Chỉ nhất khoả tâm nhi vị tử,
Hướng vãng khán tiêu dao tự tại,
Tiêu dao tự tại.
Na phạ thị dã hoả phần thiêu.
Na phạ thị băng tuyết phúc cái,
Y nhiên thị chí hướng bất cải,
Y nhiên thị tín niệm bất suy.
Tha đà liễu tuế nguyệt,
Kích đãng trứ tình hoài,
Vi thập yêu? Vi thập yêu?
Thiên hữu giá dạng đích an bài.
Vi thập yêu? Vi thập yêu?
Thiên hữu giá dạng đích an bài.
Vi thập yêu? Vi thập yêu?
Thiên hữu giá dạng đích an bài.
Vi thập yêu? Vi thập yêu?
Thiên hữu giá dạng đích an bài.
Hy vọng qua bài viết bạn đã hiểu được bể dâu là gì và có hiểu thêm phong phú, đa dạng trong cách sử dụng từ ngữ và ý nghĩa thâm sâu từ các câu thành ngữ. Các bạn cùng đón đọc thêm nhiều bài viết mới nhé!
- Nổi cơn tam bành là gì?
- Nguồn gốc thành ngữ “Thanh mai trúc mã”
- Thành ngữ tiếng trung hay, thường gặp