Trật từ từ trong câu là một chủ điểm ngữ pháp tiếng Trung quan trọng đối với người mới học và là kiến thức xuyên suốt quá trình học, rất cần trong các bài thi HSK. Hôm nay, cùng học tiếng Trung tại nhà điểm lại cách sắp xếp từ trong tiếng Trung nhé!
Cách sắp xếp từ trong tiếng Trung
Kết cấu của câu tiếng Trung giống với tiếng Việt, đều là kết cấu S (chủ ngữ) V (vị ngữ) O (tân ngữ)
Tuy vậy, sắp từ các từ trong tiếng Trung vẫn có vài sự khác biệt, các bạn hãy nhớ thật kỹ để làm các bài thi như chọn từ, sắp xếp từ thành câu… trong bài thi HSK nhé!
1. Định ngữ
Định ngữ dùng để bổ nghĩa cho danh từ làm trung tâm ngữ.
Ví dụ: “Mẹ của tôi là giáo viên” thì “tôi” là định ngữ, bổ nghĩa cho “mẹ”, định ngữ trong tiếng Việt đứng sau danh từ làm trung tâm ngữ.
Ngược lại, trong tiếng Trung, định ngữ sẽ đứng trước.
Ví dụ: “我的妈吗”, “我” là định ngữ và đứng trước “妈吗”
2. Tính từ
Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái….
Trong tiếng Việt, tính từ đứng sau trung tâm ngữ.
Ví dụ: Bầu trời xanh
Ngược lại, trong tiếng Trung, tính từ luôn đứng trước trung tâm ngữ
Ví dụ: 蓝天 /Lántiān /, trong đó, “蓝” là xanh, “天” là trời, bầu trời.
Nếu trung tâm ngữ chỉ số lượng, thì tính từ đứng sau lượng từ và trước trung tâm ngữ.
Ví dụ: 一只小猫 /Yī zhǐ xiǎo māo/: Một con mèo con
“小” đứng trước “猫” và sau lượng từ “一只”
3. Trạng ngữ
Trong tiếng Trung có 2 loại trạng ngữ thường dùng là trạng ngữ chỉ thời gian và địa điểm.
3.1. Trạng ngữ chỉ thời gian
Trong tiếng Việt, trạng ngữ có thể đặt ở đầu hoặc cuối câu.
Ví dụ:
“Ngày mai, tôi đi học” hoặc “Tôi đi học ngày mai”
Ngược lại, trong tiếng Trung, trạng ngữ chỉ thời gian chỉ có thể đặt ở đầu câu hoặc sau chủ ngữ
Ví dụ:
“Ngày mai, tôi đi học” trong tiếng Trung là “明天我上课” hoặc “我明天上课”
Chứ không thể nói “我上课明天”
“Hôm nay tôi ở nhà nghỉ ngơi” trong tiếng Trung là “今天我在家休息” hoặc “我今天在家休息”
Chứ không thể nói “我在家休息今天”
3.2. Trạng ngữ chỉ nơi chốn
Cũng như trạng ngữ chỉ thời gian, trạng ngữ chỉ nơi chốn có vị trí linh hoạt trong câu mà không làm thay đổi ý nghĩa.
Ví dụ: Tôi ở nhà ngủ” hoặc “tôi ngủ ở nhà”
Ngược lại, trong tiếng Trung chỉ có một cách biểu đạt duy nhất đó là “ở đâu làm gì” 在+(địa điểm)+ động từ, : tại đâu đó làm gì đó, cần đặt địa điểm lên trước hành động.
Ví dụ:
“我在家睡觉” : Tôi ngủ ở nhà
Chứ không được nói “在家我睡觉“ hoặc“我睡觉在家”
“我在家吃饭”: Ở nhà ăn cơm
Chứ không thể nói “在家我吃饭” hoặc “我吃饭在家”
4. Giới từ
4.1 Câu chữ 给: 给谁(我, 你 , 他, 她, 。。。) + V +O: làm việc gì đó cho ai, thay ai đó làm gì.
Trong tiếng Việt, ví dụ nói “Con rót cho mẹ cốc nước” thì hành động sẽ đứng trước đối tượng được nhận., hay nói cho dễ hiểu là “làm gì” đứng trước “cho ai”
Ngược lại, trong tiếng Trung, thì “cho ai” trước rồi mới đến “làm gì”
Ví dụ:
我给你做饭了/ wǒ gěi nǐ zuò fàn le/ : Tôi làm cơm cho bạn rồi
Thì “你” sẽ đứng trước “做” biểu thị hành động.
4.2 Câu chữ 把
Cấu trúc: S+把+O+V+ thành phần khác : Tạm dịch là ai đem cái gì đi làm gì
Câu chữ 把 là loại câu vị ngữ động từ, thường được dùng để nhấn mạnh ảnh hưởng hay sự xử trí của chủ ngữ đối với tân ngữ. Động từ được dùng ở đây hàm ý: khiến sự vật thay đổi trạng thái, khiến sự vật dịch chuyển vị trí, hoặc khiến sự vật chịu sự tác động nào đó. Tân ngữ của câu chữ 把 là danh từ hoặc cụm danh từ.
- Chủ ngữ phải là nguồn gây ra động tác của động từ ở vị ngữ
Ví dụ: 你帮我把东西搬到楼上, 好吗 /nǐ bāng wǒ bǎ dōngxi bān dào lóu shàng, hǎo ma/: Cậu giúp tôi đem đồ đạc chuyển lên tầng có được không?
- Tân ngữ của”把” phải là đối tượng rõ ràng, đã được xác định chứ không thể là đối tượng chung chung bất kỳ.
Ví dụ: 我从来都把你当做朋友: /wǒ cóng lái dōu bǎ nǐ dāng zuò péngyou/ : trước nay tôi đều xem cậu là bạn
- Dạng phủ định đặt 别/不/没(没有)/。。。hoặc động từ năng nguyện(想, 要, 应该, 喜欢, 。。。) phải đặt trước 把 chứ không được đặt trước động từ.
Ví dụ: “他不把我放在眼里” /tā bù bǎ wǒ fàng zài yǎn lǐ/ :Anh ta không coi tôi ra gì chứ không được nói“他把我不放在眼里”
4.3 Câu chữ 对
Chủ yếu dùng để biểu đạt hành vi có phương hướng hoặc bày tỏ thái độ, bình luận đánh giá về một sự vật sự việc nào đó.
Các cấu trúc thường gặp: S+对+O1+V
Ví dụ:
他对我很好 /tā duì wǒ hěn hǎo/: Anh ấy đối với tôi rất tốt
我对书法感兴趣 /wǒ duì shū fǎ gǎn xīng qù/: Tôi có hứng thú đối với thư pháp
Cùng áp dụng các quy tắc trên vào làm bài tập bên dưới này nhé, cùng so đáp án để xem minh đã đúng bao nhiêu câu nhé!
Trên đây là một số lưu ý về các trật tự từ trong tiếng Trung. Hi vọng bài học sẽ giúp ích cho bạn làm tốt bài tập sắp xếp câu, nâng cao trình độ trong việc học tiếng Trung Quốc cơ bản.
Và đừng quên cập nhật những bài viết tại website nhé!