7619 lượt xem

Cấu trúc ngữ pháp tiếng Trung cơ bản (P3)

ngu phap tieng trung: cau lien dong

Đối với những bạn bắt đầu học tiếng Trung thì việc nắm rõ ngữ pháp tiếng Trung cơ bản là một điều rất quan trọng để bạn có thể làm quen với tiếng Trung và sử dụng tiếng Trung trong cuộc sống. Tiếp nối chuỗi bài học ngữ pháp căn bản, ở hai phần trước, chúng ta mới học đến cấu trúc ngữ pháp tiếng Trung sơ cấp phạm vi từ thì bài này sẽ là ngữ pháp tiếng Trung cơ bản phạm vi câu. Trong bài ngày hôm nay, chúng ta sẽ làm quen với 2 cấu trúc ngữ pháp tiếng Trung cơ bản: Câu liên động Câu kiêm ngữ.

ngu phap tieng Trung: cau kiem ngu

1.: Câu liên động tiếng Trung– 连动句

Câu liên động là câu mà vị ngữ do hai động từ cấu thành. Hai động từ trong câu liên động cùng có chung một chủ ngữ, thứ tự của hai động từ này là cố định không thể thay đổi.

– Mẫu câu:

[Chủ ngữ] + [Động từ 1] + [Tân ngữ] + [Động từ 2]

– Câu liên động được chia thành các dạng dựa vào quan hệ ý nghĩa giữa hai động từ:

a/. Biểu thị 2 hành động, tình huống xảy ra liên tục hoặc trước sau nhau. Khi hành động sau diễn ra, hành động trước đã kết thúc. Trong dạng này, phía sau động từ thứ nhất thường có bổ ngữ kết quả đi kèm.

b/. Động từ phía trước biểu thị hành động, động từ phía sau biểu thị mục đích của hành động .

VD:

– 我来交电费和房租。

/Wǒ lái jiāo diànfèi hé fángzū/

Tôi đến trả tiền điện và tiền phòng.

– 明天他去南京旅游。

/Míngtiān tā qù nánjīng lǚyóu/

Ngày mai anh ta đi Nam Kinh du lịch

c/. Động từ phía trước biểu thị phương thức thực hiện hành động động từ sau đề cập.

VD:

– 阿南用左手写字。

/Ānán yòng zuǒshǒu xiězì/

A Nam dùng tay phải viết chữ.

d/. Động từ phía trước thể hiện ý khẳng định, động từ phía sau thể hiện ý phủ định. Nhưng ý nghĩa của 2 động từ là giống nhau, từ hai mặt đối lập làm rõ vấn đề.

VD:

– 闭嘴不说话、抓着门板不放、板起脸不笑

/Bì zuǐ bù shuōhuà, zhuāzhe ménbǎn bù fàng, bǎn qǐ liǎn bù xiào/

Ngậm miệng không nói chuyện, nắm tay nắm cửa không buông, nghiêm mặt không cười.

2. Câu kiêm ngữ tiếng Trung- 兼语句

Câu kiêm ngữ là câu có vị ngữ do hai động từ tạo thành, tân ngữ của đông từ đứng trước đồng thời cũng là chủ ngữ của động từ đứng sau. Đây là cấu trúc ngữ pháp tiếng Trung thường được sử dụng.

– Mẫu câu:

[Chủ ngữ] + [Động từ 1] + [Tân ngữ 1] + [Động từ 2] + [Tân ngữ 2]

Trong đó: Tân ngữ 1 là tân ngữ của động từ 1 và chủ ngữ của động từ 2.

Tân ngữ 2 là tân ngữ của động từ 2.

VD:

– 请写下儿你的名字。

/Qǐng xiě xià er nǐ de míngzì/

Hãy viết tên cảu bạn ra.

– 他叫我今天下午去开会。

/Tā jiào wǒ jīntiān xiàwǔ qù kāihuì/

Cậu ấy bảo tôi chiều nay đi họp.

– 妈妈叫弟弟去买东西。

/Māmā jiào dìdì qù mǎi dōngxī/

Mẹ kêu em trai đi mua đồ.

– 他昨天请我吃饭。

/Tā zuótiān qǐng wǒ chīfàn/

Tối hôm qua anh ta mời tôi ăn cơm.

Đặc điểm ngữ pháp

  • Các động từ đầu trong câu kiêm ngữ thường mang nghĩa cầu khiến: VD: 请,让,叫,使…
  • Phó từ phủ định nói chung đặt ở trước động từ thứ nhất.

VD:

他不让我们参加今天的晚会。

/Tā bù ràng wǒmen cānjiā jīntiān de wǎnhuì/

Ông ta không cho chúng tôi tham gia buổi tiệc tối ngày hôm nay.

  • Chỉ có “别”, “不要” biểu thị ý nghĩa ngăn cản có thể đặt trước động từ thứ hai.

VD:

– 现在上课,请大家不要说话。

/Xiànzài shàngkè, qǐng dàjiā bùyào shuōhuà/

Bây giờ vào giờ học, mong mọi người không nên nói chuyện.

  • Động từ năng nguyện nói chung cũng đặt trước động từ thứ nhất.

VD:

我想请他来作一个报告。

/Wǒ xiǎng qǐng tā lái zuò yīgè bàogào/

Tôi định mời anh ta đến làm một bài báo cáo.

Với kiến thức về câu liên động và câu kiêm ngữ tiến trung, hy vọng sẽ giúp bạn nắm vững được kiến thức của hai chủ điểm này, vận dụng tốt khi học tiếng Trung và vào giao tiếp thực tiễn nhé!

    ĐĂNG KÝ HỌC TẠI ĐÂY

    BẠN MUỐN ĐĂNG KÍ KHÓA HỌC NÀO ?

    Trung tâm tiếng Trung THANHMAIHSK tự hào là trung tâm có số lượng học viên đông và chất lượng nhất. Giảng viên trình độ trên đại học, giáo trình chuyên biệt, cơ sở vật chất hiện đại và vị trí phủ khắp HN , HCM với 10 cơ sở.

      Chọn cơ sở gần bạn nhất?

      Bạn đang quan tâm đến khóa học nào?


      Họ tên (Bắt buộc)

      Số điện thoại (Bắt buộc)


      X
      ĐĂNG KÍ KHÓA HỌC