Tết nguyên đán được xem là ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người châu Á nói chung và người Trung Quốc nói riêng. Với nhiều trường phái ẩm thực phong phú, ngày tết ở Trung Quốc được chuẩn bị kĩ lưỡng với nhiều món ăn ngon đặc sắc và hấp dẫn. Ngoài những điều này, món ăn của Trung Quốc cũng rất chú ý tới ý nghĩa của từng món ăn, mỗi món ăn đều thể hiện được một ý nghĩa sâu xa, đặc trưng. Cùng tự học tiếng Trung tìm hiểu về ý nghĩa các món ăn ngày tết Trung Quốc nhé!
Ý nghĩa của các món ăn ngày tết ở Trung Quốc
Vào những ngày đầu năm mới, góp phần vào các món ăn truyền thống của gia đình Trung Quốc là thực đơn ăn chay có tên gọi là “jai”. Thực đơn “jai” này được chế biến từ các loại rau hoặc những thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Nhiều người Trung Quốc cũng có những quan niệm về ý nghĩa của những thực phẩm này như:
Hạt sen: tượng trưng cho việc có nhiều con trai.
Bạch quả: (hay còn gọi là quả ngân hạnh được dùng nhiều trong món cháo của người Trung Quốc và các món ăn chay ngày lễ đầu năm): mang hình tượng của thỏi bạc – ý nghĩa của sự giàu có sung túc.
Tảo biển đen: cũng đồng nghĩa với bạch quả – ý nghĩa của sự giàu có.
Những nắm cục đậu khô: không chỉ mang ý nghĩa giàu có, sung túc mà món ăn này còn mang ý nghĩa hạnh phúc.
Măng tre: mang ý nghĩa như một lời cầu “Mong muốn rằng tất cả mọi thứ sẽ tốt lành”.Những miếng đậu phụ hay đậu tươi lại không được coi là điều may mắn bởi loại thực phẩm này có màu trắng – dấu hiệu của cái chết và sự bất hạnh.
Những loại thực phẩm khác như cá lại được người Trung Quốc coi như một dấu hiệu của sự thịnh vượng, sung túc, đoàn kết, luôn giữ liên lạc với nhau và gà biểu trưng cho sự thịnh vượng. Đặc biệt món gà, khi trình bày, người Trung Quốc để nguyên đầu, đuôi, chân và được trình bày từ cao xuống thấp (đầu – đuôi -chân) để tượng trưng cho sự hoàn hảo, đầy đủ. Món mỳ trường thọ cũng được người Trung Quốc yêu thích với quan niệm đó là nguồn cội của sự sống trường tồn.

Ở miền Nam Trung Quốc, món ăn Tết truyền thống phổ biến và được yêu thích nhất là món 年糕 /niángāo/ một loại bánh được chế biến từ gạo nếp. Bánh được người Trung Quốc lấy làm biểu tượng của sự no ấm và ý nghĩa của loại bánh này cũng rất hay là cầu mong sự no ấm của năm mới hơn hẳn năm cũ.

Bánh ú Bá Trạng tên gọi là 粽子 /Zong zi/ cũng là một loại bánh chay đặc biệt ko thể thiếu. Loại bánh này sẽ được làm nhân chay chỉ làm từ đậu phụ, nấm, hạt dẻ, hạt sen… Trong khi đó, ở miền Bắc Trung Quốc, màn thầu và sủi cảo nhân thịt xay lại là những thực phẩm được người Trung Quốc không thể thiếu.
Mỗi đất nước lại có một phong tục mang ý nghĩa riêng nhất là những món ăn vào các dịp đặc biệt như Tết âm lịch. Thế nên, dù người Trung Quốc thường bỏ ra rất nhiều tiền để sắm sửa và chuẩn bị các món ăn cho các dịp Tết truyền thống nhưng điều đó được người Trung Quốc cho là tượng trưng cho sự giàu có và sung túc của gia đình.
Xem thêm:
- 11 loại hoa & trái cây may mắn cho năm mới 2022 tại Trung Quốc
- Những huyền thoại về nguồn gốc Tết Nguyên đán của Trung Quốc
- 7 món ăn vặt ngày tết biểu tượng cho năm mới của Trung Quốc